Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Sức Khoẻ Làm Đẹp >> Mụn trứng cá tuổi dậy thì nguyên nhân và chia sẻ cách điều trị

Mụn trứng cá tuổi dậy thì nguyên nhân và chia sẻ cách điều trị

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Chia sẻ cách điều trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì bạn hãy hướng dẫn giúp các bạn trẻ lấy lại vẻ đẹp và tự tin hơn trong giao tiếp.

Mụn trứng cá tuổi dậy thì nguyên nhân và chia sẻ cách điều trị

Mụn trứng cá tuổi dậy thì nguyên nhân và chia sẻ cách điều trị

Bước vào độ tuổi dậy thì thì trong cơ thể các hormone sẽ có sự thay đổi theo đó một số bạn sẽ gặp phải tình trạng nổi mụn trứng cá khiến gương mặt không còn láng mịn như trước. Điều nay làm ảnh hưởng đến tâm lý của các bạn, khiến các bạn tự ti và hạn chế trong giao tiếp, tiếp xúc với mọi người. Vì vậy, mời các bậc phụ huỳnh cùng các bạn tham khảo những chia sẻ tại chuyên mục Sức khỏe Làm đẹp các chăm sóc da khi bị mun trứng cá ở độ tuổi dậy thì.

Tìm hiểu các loại mụn trứng cá phổ biến

  • Mụn đầu trắng: Hình thành trên da do dầu tác động vào lỗ chân lông và và da được bao phủ bới các lớp da.
  • Mụn đầu đen: Bị tác động qua lỗ chân lông trong đó các chất bẩn và chất nhờn được đẩy ra ngoài qua các nang. Không phải là màu do bụi bẩn hình thành nên màu đen mà có thể là rừ vi khuẩn, tế bào da chết và vật chất phản ứng với oxy.
  • Sẩn, mụn mủ hoặc nốt sần: Các tổn thương nghiêm trọng hơn xuất hiện màu đỏ và sưng do viêm hoặc nhiễm trùng các mô xung quanh các nang bị tắc, thường đau và cảm thấy cứng.
  • U nang: Mụn nhọt sâu, mụn có mủ.

Hướng dẫn cách trị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì chi tiết

Bước vào độ tuổi dậy thi khi thấy da đột ngột nổi lên vài nốt mụn có thể điều trị mụn đơn giản theo những cách sau đây tại:

Dùng khăn ấm và chườm khăn lên nốt mụn trong thời gian khoản 10 phút để giúp mụn lên đầu

Sử dụng tăm bông ấn nhẹ để giúp cồi mụn trồi ra hoặc có thể dùng miếng dán có tác dụng hút mụn và để yên miếng dán trong thời gian khoảng 30 phút cho sản phẩm phát huy được hết tác dụng. Khi thấy miếng dán bị mụn bị mờ dần, có nghĩa là nhân mụn đã được hút ra ngoài.

Sau đó lại tiếp tục sử dùng miếng dán mụn để bảo vệ vùng da vừa bị tổn thương. Không được sử dụng tay nặn mụn vì sẽ dễ gây lây lan vi khuẩn trên da.

Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ: đến chuyên gia tư vấn và có thể tham khảo các sản phẩm đặc trị mụn có chứa 2% axit salicylic (BHA) để chấm lên các nốt mụn bọc. Không thoa kem lên toàn mặt vì da trẻ sẽ bị khô căng.

>Không sờ tay bẩn lên da mặt và lấy tay nặn mụn

Không sờ tay bẩn lên da mặt và lấy tay nặn mụn

Chia sẻ một số mẹo chăm sóc da mụn đơn giản, hiệu quả

  • Giữ sạch sẽ cho tất cả các vùng da dễ bị mụn. Sử dụng xà phòng và nhiều nước; vỗ khô các khu vực; không chà xát da.
  • Vùng dễ bị mụn tránh rửa bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh. Nước ấm là tốt nhất để không làm trầm trọng thêm tình trạng da.
  • Tẩy tế bào chết trên da mỗi tuần 1 lần
  • Thoa kem chống nắng mỗi ngày
  • Vùng da bị mụn nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm trang điểm. Nếu trang điểm sau đó nên dùng nước tẩy trang chuyên dụng cho da mụn để tẩy trang
  • Thường xuyên thay hoặc giặt vỏ gối
  • Không nên để tóc chạm vào vùng da bị mụn. Thường xuyên gội đầu.
  • Hạn chế tối đa tình trạng căng thẳng.
  • Không sờ tay bẩn lên da mặt. Không lấy tay nặn mụn.
  • Ngủ sớm,tốt nhất nên đi ngủ trước 23h hẳng ngày
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng, dễ gây kích thích mụn hoặc làm nặng thêm tình trạng mụn.

Tuy nhiên, trong các trường hợp da bị mụn trứng cá nặng nên thăm khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu để được điều trị.

Nguồn dieuduongdakhoa.com tổng hợp

Check Also

Nguyên nhân biểu hiện và các biện pháp kiểm soát viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa, hay bệnh chàm, là bệnh lý da liễu mãn tính thường gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây tổn thương da, ngứa ngáy và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, có thể để lại sẹo và cảm giác tự ti.