Viêm da cơ địa, hay bệnh chàm, là bệnh lý da liễu mãn tính thường gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây tổn thương da, ngứa ngáy và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, có thể để lại sẹo và cảm giác tự ti.
- Mẹ bầu cần lưu ý gì về dinh dưỡng trong 3 tháng đầu của thai kỳ?
- Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm nhất vào giai đoạn nào?
Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc về khả năng lây lan của viêm da cơ địa và hướng dẫn cách kiểm soát bệnh hiệu quả.
Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa là một tình trạng viêm nhiễm gây đỏ và kích ứng trên da. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Hiện chưa có thuốc đặc trị cho bệnh này; việc điều trị chủ yếu tập trung vào việc kiểm soát và làm giảm triệu chứng. Phần lớn trẻ em mắc bệnh sẽ tự khỏi trước 5 tuổi, nhưng một số người có thể phải đối mặt với tình trạng này suốt đời.
Chuyên gia Điều dưỡng đa khoa cho biết, các triệu chứng của viêm da cơ địa bao gồm:
- Da nhạy cảm, ngứa ngáy và bong tróc.
- Tình trạng gãi nhiều có thể dẫn đến trầy xước, da rỉ dịch và sau đó đóng vảy.
- Các vùng da bị ảnh hưởng có thể dày lên và cứng lại.
- Bệnh thường có đợt bùng phát ngứa dữ dội, sau đó thuyên giảm, nhưng có thể tái phát ở những vùng da từng bị bệnh hoặc ở những vùng da khỏe mạnh.
- Những vùng da trước đó bị tổn thương thường có màu sắc khác biệt so với vùng da xung quanh.
Viêm da cơ địa có lây không?
Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y sĩ đa khoa cho biết viêm da cơ địa không lây lan giống như các bệnh truyền nhiễm khác. Do đó, việc tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc tiếp xúc với dịch từ tổn thương da của họ sẽ không khiến bạn bị lây nhiễm. Nguyên nhân cụ thể gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Di truyền: Có người thân mắc bệnh có thể làm tăng khả năng mắc viêm da cơ địa.
- Hệ miễn dịch: Hệ thống miễn dịch đôi khi phản ứng quá mức, gây ra tình trạng viêm trên da.
- Môi trường: Các yếu tố như khói thuốc, ô nhiễm, và dị ứng với hóa chất trong sản phẩm chăm sóc cá nhân có thể kích thích bệnh.
Cách điều trị viêm da cơ địa
Việc điều trị viêm da cơ địa không nhằm mục đích chữa khỏi hoàn toàn mà tập trung vào:
- Giảm tình trạng khô da.
- Ngăn ngừa bùng phát bệnh.
- Giảm cảm giác ngứa ngáy.
- Làm lành tổn thương do gãi.
- Ngăn ngừa nhiễm trùng.
Cũng theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn để quản lý viêm da cơ địa và ngăn ngừa bùng phát, bệnh nhân có thể thực hiện những biện pháp sau:
- Tránh các tác nhân gây dị ứng: Như thực phẩm, hóa chất, nấm mốc, lông động vật. Nên thực hiện các xét nghiệm dị ứng để xác định các tác nhân cụ thể.
- Dưỡng ẩm da: Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên, đặc biệt sau khi tắm. Chọn sản phẩm không chứa hương liệu để tránh kích ứng.
- Tránh gãi: Cắt ngắn móng tay và mặc quần áo thoải mái, mềm mại để tránh cọ xát làm tổn thương da.
- Tắm đúng cách: Không tắm nước quá nóng, nên sử dụng nước ấm với sữa tắm có pH dịu nhẹ, không có hương liệu.
- Cải thiện sức khỏe: Tăng cường sức đề kháng thông qua chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.
- Sử dụng thuốc theo chỉ định: Nếu cần thiết, có thể dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, như kem chứa corticoid để giảm triệu chứng ngứa.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về viêm da cơ địa và cách kiểm soát tình trạng này. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng như da chảy mủ, đau nhức, hoặc sốt, hãy tìm đến bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.