Nhận diện cơn đau thận trái
Đau thận thường là cảm giác âm ỉ ở vùng sườn, lưng hoặc bụng, dễ nhầm với đau lưng. Để phân biệt, Chuyên gia điều dưỡng đa khoa cho biết bạn cần lưu ý:
Vị trí: Thận nằm dưới lồng ngực, hai bên tủy sống. Đau thận trái thường xuất hiện ở lưng dưới bên trái và có thể lan xuống bụng hoặc đùi bên trái. Cơn đau thận thường sâu hơn và cao hơn so với đau lưng, cảm nhận rõ hơn ở phần trên của thắt lưng, trong khi đau lưng thường ở vùng thắt lưng dưới.
Dấu hiệu: Đau lưng thường nặng hơn khi vận động mạnh, như bê vật nặng hay tập thể dục. Ngược lại, đau thận trái có thể kéo dài và không giảm khi bạn nghỉ ngơi hay thay đổi tư thế. Ngoài đau, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như: Tiểu nhiều lần, tiểu đau, nước tiểu bất thường hoặc có mùi hôi; Sốt, nôn, buồn nôn và mệt mỏi. Nếu có các triệu chứng này, bạn cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và làm xét nghiệm cần thiết.
Nguyên nhân gây đau thận trái
Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y sĩ đa khoa cho biết đau thận trái có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm:
- Sỏi thận: Là sự hình thành các khối sỏi trong thận từ tinh thể trong nước tiểu. Triệu chứng bao gồm đau thận trái, buồn nôn và tiểu máu. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Kèm theo triệu chứng tiểu nhiều lần, buồn nôn và sốt.
- Viêm thận: Là nhiễm trùng thận nghiêm trọng, thường có triệu chứng như nôn mửa và mệt mỏi.
- U nang thận và viêm thận mãn tính: Cũng có thể gây ra đau thận trái.
Cách xử trí khi đau thận trái
Đau thận trái có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng, vì vậy bạn không nên chủ quan. Khi có cơn đau và triệu chứng bất thường, nên đến cơ sở y tế để khám. Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết như:
- Xét nghiệm máu: Để kiểm tra nhiễm trùng, sỏi thận và đánh giá chức năng thận.
- Xét nghiệm nước tiểu: Để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng và các chất trong nước tiểu.
- Siêu âm hoặc chụp MRI: Để kiểm tra cấu trúc đường tiết niệu.
Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ lập phác đồ điều trị phù hợp. Bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ và không tự ý dùng thuốc hay áp dụng các bài thuốc dân gian mà không có chỉ định Bác sĩ giảng viên dạy Trung cấp y sĩ đa khoa tphcm cho biết thêm
Phòng ngừa đau thận trái
bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ để giảm nguy cơ đau thận trái, bạn nên:
- Uống đủ nước: Giúp thận hoạt động hiệu quả và loại bỏ độc tố. Hạn chế bia, rượu và cà phê.
- Duy trì chế độ ăn uống cân bằng: Ăn nhiều rau quả, trái cây và hạn chế thực phẩm nhiều đạm, muối và đồ ăn nhanh.
- Thường xuyên tập thể dục: Cải thiện lưu thông máu, tăng sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe thận.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Để phát hiện sớm các vấn đề về thận, ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng.
Những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng đau thận trái và cách xử trí, phòng ngừa hiệu quả.