Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Tin Y tế giáo dục >> Những bệnh về tim mạch phổ biến bạn cần lưu ý

Những bệnh về tim mạch phổ biến bạn cần lưu ý

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Những bệnh lý liên quan đến tim mạch luôn là mối quan tâm của rất nhiều người. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các ca tử vong và gây ra những biến chứng nguy hại.

Những bệnh tim mạch phổ biến

Chuyên gia ngành Điều dưỡng đa khoa cho biết một số bệnh tim mạch thường gặp và phổ biến hiện nay bao gồm: 

Cao huyết áp: Hay còn gọi là tăng huyết áp, là bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Bệnh tim mạch huyết áp cao làm tăng gánh nặng cho tim và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, bệnh tim mạch vành, suy tim, nhồi máu cơ tim,…

Xơ vữa mạch máu: Hệ thống động mạch có chức năng vận chuyển máu từ tim, mang oxy và các dưỡng chất đi nuôi cơ thể. Nhưng theo thời gian, các chất béo, cholesterol và các chất khác lắng đọng vào thành mạch (mảng xơ vữa) gây hẹp lòng mạch, cản trở dòng máu lưu thông. Đây chính là bệnh tim mạch xơ vữa mạch máu.

Bệnh van tim: Bệnh van tim xảy ra khi một hoặc nhiều van tim không thực hiện tốt chức năng đóng mở cho máu lưu thông theo một chiều. Có hai dạng bệnh van tim thường gặp đó là hẹp van tim và hở van tim.

Thiếu máu cơ tim: Hay còn gọi là thiếu máu cục bộ cơ tim, đây là bệnh lý xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị giảm, khiến cho tim không tiếp nhận đủ lượng oxy cần thiết cho hoạt động co bóp tống máu. Thiếu máu cơ tim làm giảm khả năng bơm của tim, gây tổn thương cơ tim, nhiều trường hợp dẫn đến loạn nhịp tim và nhồi máu cơ tim. 

Viêm cơ tim: Bệnh lý này xảy ra khi cơ tim bị viêm bởi các yếu tố nhiễm trùng, hóa chất; một số trường hợp không rõ nguyên nhân. Bệnh có thể xảy ra ở cả người khỏe mạnh, không bị bệnh tim. Bệnh gây tình trạng đột tử cao nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. 

Nhồi máu cơ tim: Nhồi máu cơ tim xảy ra khi đột ngột tắc 1 trong 2 nhánh mạch máu hoặc cả 2 nhánh. Khi vùng cơ tim bị chết do thiếu máu sẽ gây nên các hậu quả nghiêm trọng như sốc tim, suy tim, đột tử do tim,…Nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim là do xơ vữa mạch máu. 

Suy tim: Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, suy tim là tình trạng bệnh lý do tim bị yếu đi và không thể hoàn thành được chức năng bơm máu đi nuôi cơ thể một cách bình thường được. Người bệnh bị suy tim sẽ phải phải đối mặt với các biến cố tim mạch.

Bệnh tim mạch vành: Bệnh tim mạch vành là loại bệnh xuất hiện khi có một hoặc nhiều các nhánh của động mạch vành bị hẹp lại và bị cản trở do các mảng bám hình thành và tích tụ bên trong mạch máu.

Các dấu hiệu bệnh tim mạch vành phổ biến gồm: Cảm thấy nặng nề ở vùng ngực; có cảm giác bị đè nén ở tim; đau ran ở vùng ngực; nóng rát; tê vùng ngực; đầy bụng; có cảm giác tim bị bóp chặt; ngực đau âm ỉ.

Chẩn đoán bệnh về tim mạch

Bác sĩ – Giảng viên Cao đẳng Y dược Sài Gòn cho biết, sẽ chẩn đoán bệnh tim mạch dựa trên tiểu sử bệnh của gia đình; các yếu tố nguy cơ như tiểu đường, hút thuốc, căng thẳng, béo phì; xét nghiệm máu, chụp X-quang; xét nghiệm thể chất.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm khác để chẩn đoán bệnh tim mạch như: Chụp cộng hưởng từ tim (MRI; điện tâm đồ (ECG); máy theo dõi Holter; siêu âm tim – Doppler tim; đặt ống thông tim; chụp cắt lớp vi tính tim (CT scan).

Điều trị bệnh về tim mạch

Tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị phổ biến gồm:

Dùng thuốc kháng sinh: Trong trường hợp bị nhiễm trùng tim, bác sĩ sẽ sử các loại thuốc kiểm soát bệnh tim phụ thuộc vào loại bệnh tim mà bệnh nhân mắc phải. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua và uống thuốc chữa bệnh tim mạch khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Phẫu thuật tim: Khi việc uống thuốc không hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định cho người bệnh thực hiện phẫu thuật tim hoặc các kỹ thuật y tế khác.

Check Also

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh và những điều cần lưu ý cho cha mẹ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ mắc chàm sữa, một bệnh có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, khiến trẻ quấy khóc và ăn ngủ kém. Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh có thể dẫn đến viêm bội nhiễm.