Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Sức Khoẻ Làm Đẹp >> Những thói quen ăn cơm gây hại cho sức khỏe đa số người Việt đều mắc phải

Những thói quen ăn cơm gây hại cho sức khỏe đa số người Việt đều mắc phải

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cơm quá quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, thế nhưng ăn cơm đúng cách để không gây hại cho sức khỏe lại là điều mà không phải ai cũng hiểu rõ.

Ăn cơm chan canh khiến trẻ nhanh no nhưng lại thiếu chất dinh dưỡng

Ăn cơm chan canh khiến trẻ nhanh no nhưng lại thiếu chất dinh dưỡng

Ăn cơm chan canh

Ăn cơm chan canh là một thói quen thường thấy của nhiều người Việt. Việc chan canh vào cơm có thể khiến chúng ta cảm thấy dễ nuốt và ngon miệng hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ăn cơm chan canh gây ảnh hưởng đến một số bộ phận trên cơ thể, thậm chí gây bệnh.

Nguyên nhân đầu tiên là nước sẽ làm loãng dịch vị, khiến thức ăn trong dạ dày chưa kịp tiêu hóa đã vào ruột non, dễ gây các bệnh về tiêu hóa.

Nước canh giúp chúng ta dễ nuốt thức ăn nhưng nó lại làm cơm và thức ăn trôi tuột vào dạ dày mà chưa được nhai kỹ. Điều này khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, lâu dài có thể dẫn tới bệnh đau dạ dày.

Điều dưỡng viên, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: khi nhai thức ăn, enzyme trong nước bọt tiết ra hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, rất có lợi cho sức khỏe. Ngược lại, khi chan cơm cùng canh, dịch tiêu hóa bị nước pha loãng khiến quá trình hấp thu dinh dưỡng giảm, tạo cảm giác nhanh no nhưng lượng dinh dưỡng lại ít.

Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Ăn cơm chan canh khiến trẻ nhanh no nhưng lại thiếu chất dinh dưỡng. Lâu dài sẽ tạo thành phản xạ lười nhai, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển cơ hàm ở trẻ.

Ăn cơm nguội

Thói quen tận dụng cơm nguội của nhiều bà nội trợ dễ gây bệnh bởi ăn phải cơm nguội để lâu quá nhiều ngày sẽ rất dễ đưa bệnh vào người.

Khi cơm để quá lâu hoặc bảo quản không đúng cách, người ăn phải rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện điển hình là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi…

Ngoài ra, cơm nguội, cơm hấp lại nhiều lần sẽ mất đi rất nhiều dưỡng chất. Không nên hâm nóng cơm quá 2 lần, bởi quá trình hâm nóng sẽ làm mất hết chất trong cơm.

Chuyên gia khuyến cáo, chỉ nên ăn cơm nóng hoặc cơm nóng vừa được để nguội. Nếu ăn không hết, cơm phải được bảo quản trong tủ lạnh, không quá 24h.

Trước khi đem cơm nguội ra hâm nóng hoặc chế biến món khác, phải kiểm tra kỹ xem cơm có mùi hay màu sắc lạ không.

Trẻ ăn thức ăn trước sau đó mới ăn cơm dễ dẫn đến tình trạng chán cơm

Trẻ ăn thức ăn trước sau đó mới ăn cơm dễ dẫn đến tình trạng chán cơm

Ăn thức ăn trước, ăn cơm sau

Đây là hiện tượng thường thấy ở trẻ nhỏ, trẻ thường thích ăn thức ăn trước sau đó mới ăn cơm và các bậc phụ huynh cũng đồng ý với điều đó để con ăn được nhiều thế nhưng cách ăn này lại gây ra rất nhiều vấn đề cho sức khỏe lâu dài của bé.

Bác sĩ, giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Trẻ ăn thức ăn trước sau đó mới ăn cơm dễ dẫn đến tình trạng chán cơm, thiếu tinh bột gây suy dinh dưỡng . Nguy hiểm hơn đó là khi ăn thức ăn trước chất đạm trong thức ăn sẽ chuyển ngay thành axit uric bám vào các khớp xương và hình thành nên bệnh Gout về lâu dài.

Chính vì thế các bậc phụ huynh hãy cho bé ăn cơm hợp lý, nên ăn cơm và thức ăn cùng nhau để việc hấp thu dinh dưỡng được tốt nhất.

Ăn nhiều cơm

Người Việt thường có thói quen ăn nhiều cơm mà không hề biết rằng trong cơm chứa nhiều đường. Nếu ăn nhiều cơm sẽ khiến lượng đường trong máu cao và kéo dài là nguyên nhân chủ yếu gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới cuộc sống và chất lượng cuộc sống.

Ăn nhiều cơm bị tiểu đường sẽ gây biến chứng tim mạch như: tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho người mắc ĐTĐ…

Vì vậy, mỗi người trưởng thành có mức lao động thể lực trung bình nên ăn trung bình mỗi bữa 2 lưng bát cơm.

Trong bữa ăn quan trọng nhất là không được quên ăn thêm nhiều rau củ

Trong bữa ăn quan trọng nhất là không được quên ăn thêm nhiều rau củ

Quên ăn rau củ

Theo các chuyên gia khi ăn cơm, chúng ta cần phải cân đối 3 nhóm chất còn lại bao gồm chất béo, đạm và vitamin, khoáng chất, nhất là không được quên ăn thêm nhiều rau củ. Trong đó, nên tăng cường ăn rau xanh lá. Ngoài ra, khi chế biến rau củ, chuyên gia khuyên nên ăn ngay bởi trong quá trình đun nấu, lượng vitamin có thể tan biến từ 70-80%, nếu để lâu, số còn lại cũng sẽ không còn.

Không nhai kỹ khi ăn cơm

Do công việc nên nhiều khi chúng ta ăn uống vội vã, dẫn đến ăn cơm rất nhanh mà không nhai. Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo thói quen này không tốt cho dạ dày.

Khi chúng ta ăn cơm nhanh, nhai không kỹ thì cơm sẽ không được nghiền nhỏ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày.

Ăn trái cây, uống trà ngay sau khi ăn cơm

Theo chuyên mục sức khỏe – làm đẹp tổng hợp: người Việt thường có thói quen uống trà đặc sau bữa ăn vì cho rằng nước trà xanh giúp miệng sạch và giúp hỗ trợ tiêu hóa.

Tuy nhiên, đây là một việc làm phản khoa học. Trong lá trà có chứa chất tannin. Khi chất này kết hợp với thức ăn tạo nên những hợp chất có tính loại trừ khiến hệ thống tiêu hóa bị ứ đọng, thức ăn khó được hấp thụ, tăng nguy cơ bị táo bón.

Các chuyên gia cũng không khuyến khích bạn ăn hoa quả ngay sau khi ăn cơm. Họ giải thích rằng, thức ăn sau khi đưa vào dạ dày sẽ phải lưu lại từ một đến hai giờ mới được tiêu hóa hoàn toàn. Nạp thêm các loại hoa quả sau khi đã ăn cơm no, dạ dày dễ bị quá tải.

Hơn nữa, trái cây có chứa một số lượng lớn các loại axit, đường, glucose, fructose, tinh bột… làm cho hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường

Check Also

Lợi ích sức khỏe bất ngờ của mỡ lợn – nguồn vitamin D

Mỡ lợn đã trở lại mốt và trở thành chất béo được nhiều chuyên gia ...