Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Sức Khoẻ Làm Đẹp >> Môi nứt nẻ tiết lộ gì về sức khỏe?

Môi nứt nẻ tiết lộ gì về sức khỏe?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Đa số chúng đều cho rằng mình ít uống nước là nguyên nhân khiến môi khô và nứt nẻ. Tuy nhiên có thể bắt nguồn từ việc cơ thể bạn thiếu hụt vitamin.

Nguyên nhân khiến môi khô và nứt nẻ?

Nguyên nhân khiến môi khô và nứt nẻ?

Môi khô, nứt nẻ thường xảy ra vào thời tiết lạnh giá của mùa đông. Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng như rối loạn tuyến giáp, nhiễm nấm men hay mất nước.

Nguyên nhân gây khô nứt môi là gì?

  • Cơ thể thiếu nước

Môi khô, nứt nẻ do thiếu nước. Nước có vai trò quan trọng trong việc đào thải độc tố đồng thời giữ ẩm cho da, tóc và môi. Do đó, nếu thiếu nước thì rất dễ dẫn đến tình trạng môi khô, nứt nẻ thường xuyên.

  • Dị ứng hóa chất

Các thành phần hóa chất trong son môi, kem đánh răng, nước súc miệng có chứa flo, sodium lauryl sulfate hoặc nước bể bơi có chứa clo không tốt cho những người có cơ địa nhạy cảm, đặc biệt là có thể làm môi khô, nứt nẻ.

  • Thiếu vitamin

Chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng môi của bạn. Theo đó, nếu cơ thể bổ sung không đủ lượng sắt, kẽm, vitamin B cần thiết, tình trạng môi khô, nứt nẻ sẽ xuất hiện.

Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ: thiếu vitamin C gây viêm nướu lợi, chảy máu chân răng, khô môi, xuất hiện vết bầm tím quanh nang tóc và các khớp bị sưng, đau đớn; thiếu vitamin B2 hay còn được gọi là riboflavin cũng là nguyên nhân khiến khô môi, nứt nẻ.

  • Do thói quen liếm môi

Bạn có biết sau khi liếm môi, lại cảm thấy khô môi hơn, vì vậy bạn lại liếm môi và cứ thế chu trình này khiến môi bị mất nước, vì nước bọt bay hơi, làm giảm độ ẩm của môi, gây khô môi. Ngoài liếm môi, nhiều người thường dùng tay bóc các lớp môi khô. Tay thường là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, bụi bẩn, khi dùng tay bóc các lớp biểu bì ở ngoài sẽ gây tổn thương môi, làm mất đi lớp da bảo vệ môi, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập. Không dừng lại ở đó, lớp biểu bì non vừa lột môi xong rất mong manh, do tác động khắc nghiệt có thể dẫn đến thâm môi, khô môi, làm bào mòn lớp biểu bì.

  • Do một số bệnh lý

Bệnh tự miễn dịch có thể khiến đôi môi của bạn nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và trở nên nứt nẻ. Bệnh tuyến giáp và vẩy nến, lupus ban đỏ, liken môi cũng có thể gây khô môi. Bệnh chốc mép, hay bệnh đái tháo đường có thể dẫn tới làn da xung quanh miệng bị khô.

Tăng cường vitamin B2 giúp duy trì sức khỏe đôi môi

Tăng cường vitamin B2 giúp duy trì sức khỏe đôi môi

Cách trị môi nứt nẻ hiệu quả

Cập nhật trong chuyên mục Sức khỏe – làm đẹp: để giảm môi khô, nứt nẻ các bạn có thể bôi các loại kem, son làm mềm da, ẩm da như vitamin E, vitamin A, uống đủ nước đặc biệt những người làm việc trong môi trường khô nóng, dùng điều hòa nhiệt độ hàng ngày. Có thể bôi kem corticoid nhẹ như hydrocortison trong 1-2 tuần, sau đó bôi tacrolimus trong 1 tháng. Có thể tăng cường một đợt vitamin nhóm B, C… theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Bạn cũng có thể dùng các biện pháp đơn giản sau đây giúp trị khô nứt môi:

  • Dùng vitamin E

Vitamin E dạng viên nang, dùng kim chọc một lỗ nhỏ, nặn ra rồi thoa lên môi trước khi đi ngủ (để qua đêm). Vitamin E có tác dụng chống lão hóa, giúp làm mềm và tăng độ đàn hồi cho môi.

  • Mật ong

Mật ong có tác dụng dưỡng ẩm rất tốt nhờ vào các axit amin tự nhiên giúp hấp thu và giữ lại nước. Không những thế, với các chất chống oxy hóa, các axit alpha hydroxy (AHA), nó còn có khả năng hỗ trợ tẩy tế bào chết và chống lão hóa. Vì thế, mật ong rất hữu hiệu trong việc chữa trị tình trạng môi khô, nẻ và giữ cho đôi môi luôn căng mọng.

Các bạn chỉ cần dùng mật ong nguyên chất thoa lên môi, thực hiện 3 lần mỗi ngày, bạn sẽ thấy được sự thay đổi ngay trong lần đầu tiên. Nếu áp dụng kiên trì, chúng mình sẽ luôn có một đôi môi xinh tươi cho dù thời tiết hanh khô hay giá lạnh.

  • Dầu dừa

Dầu dừa chứa rất nhiều axit có lợi, đặc biệt còn rất giàu vitamin E và các chất chống oxy hóa. Nó có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống các virus có hại, đồng thời còn dưỡng ẩm rất hiệu quả cho đôi môi. Bởi vậy, dầu dừa cũng được rất nhiều người sử dụng để trị môi khô nẻ, dưỡng môi…

Cách sử dụng dầu dừa để trị nẻ môi cũng rất đơn giản. Các bạn chỉ cần thoa trực tiếp lên môi trước khi đi ngủ, nó sẽ mang lại hiệu quả một cách nhanh chóng, giúp cải thiện tình trạng khô nẻ môi ngay trong sáng hôm sau. Chúng mình cũng có thể thoa dầu dừa 2 – 3 lần mỗi ngày để có được đôi môi hồng căng mọng.

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường

Check Also

Những lợi ích sức khỏe của việc bỏ cà phê

Uống cà phê cũng có nhược điểm, đặc biệt nếu uống quá nhiều. Đó là ...