Bệnh máu khó đông ở trẻ em là một trong những bệnh lý có thể gây nguy hiểm tới tính mạng nếu không được phát hiện sớm. Bệnh lý này chủ yếu do nguyên nhân di truyền gây nên, vậy nó được phân loại thành những dạng nào?
- Điều dưỡng viên chia sẻ cách nhận biết u gan lành tính và u gan ác tính
- Những điều cần biết về nghề Điều Dưỡng trên thế giới
Bệnh máu khó đông ở trẻ em được phân loại thành những dạng nào?
Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ, bệnh máu khó đông ở trẻ em là một rối loạn chảy máu có tính di truyền, những bệnh nhân khi mắc căn bệnh này thường bị thiếu một số protein giúp đông máu được gọi là yếu tố đông máu. Bệnh lý này tuy rất hiếm gặp những lại gây nguy hiểm tới sức khỏe thậm chí sẽ tử vong nếu không được phát hiện tình trạng bệnh sớm. Do đó bệnh máu khó đông ở trẻ em được chia thành 3 dạng như sau:
Bệnh máu khó đông dạng A (Hemophilia A)
Dạng A là một trong những dạng phổ biến nhất của bệnh máu khó đông ở trẻ em và chiếm khoảng 80% bệnh nhi thuộc dạng A. Đặc biệt nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là do thiếu hụt yếu tố đông máu VIII.
Bệnh máu khó đông dạng B (Hemophilia B)
Dạng B của bệnh máu khó đông ở trẻ em thường xảy ra do thiếu yếu tố đông máu IX.
Bệnh máu khó đông dạng C (Hemophilia C)
Đối với dạng C bệnh nhi thường gặp phải do thiếu yếu tố đông máu XI, tuy nhiên ở dạng này không bị chảy máu do tự phát mà chỉ xuất hiện chảy máu sau những chấn thương hoặc phẫu thuật.
Bệnh máu khó đông ở trẻ em thường gặp phải những triệu chứng nào?
Bệnh nhi có thể mắc máu khó đông sớm trong thời kỳ sơ sinh
Theo chuyên mục Tin Y tế Giáo dục chia sẻ, ở thời kỳ này bệnh nhi sẽ gặp phải các triệu chứng như chảy máu rốn, có vết bầm dưới da và xuất huyết não – màng não hoặc triệu chứng chảy máu kéo dài tại các vết tiêm,…
Triệu chứng của bệnh máu khó đông khi trẻ ngoài 2 tuổi
Khi trẻ ngoài 2 tuổi nếu mắc bệnh máu khó đông thường gặp phải các triệu chứng xuất huyết như sau đứt tay, nhổ răng, sau sang chấn như tiêm, sau phẫu thuật hoặc trong các trường hợp sau khi bị té ngã,…tuy nhiên các triệu chứng cũng có thể xuất huyết tự nhiên.
Ngoài ra bệnh nhi còn gặp các triệu chứng với những vết bầm tím lớn, chảy máu cam, có máu trong phân, máu trong nước tiểu, đau sưng phù các khớp xương,… Đặc biệt là khớp gối, nơi có thể xuất huyết dễ nhất sau khi sang chấn khiến bệnh nhi bị tràn dịch khớp gối, dính khớp hoặc phản ứng màng xương,…
Qua bài viết trên Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn khuyến cáo, bệnh máu khó đông ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng tử vong. Do đó, ở từng dạng bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau, khi có các biểu hiện bất thường ở trẻ cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay nhé!