Đau dạ dày khi mang thai là một trong các bệnh mẹ bầu thường gặp phải. Vậy nguyên nhân và yếu tố nào gây ra tình trạng đau dạ dày khi mang thai ở mẹ bầu?
- 3 mốc thời điểm siêu âm thai mẹ bầu cần biết
- Hướng dẫn từ chuyên gia cách bổ sung canxi cho mẹ bầu đúng chuẩn
- Chia sẻ các biện pháp khắc phục cảm cúm khi mang thai tại nhà
Nguyên nhân nào gây tình trạng đau dạ dày khi mang thai?
Đau dạ dày là một trong các bệnh lý mẹ bầu thường gặp, vì vậy Tin y tế giáo dục tổng hợp và chia sẻ với mẹ bầu các nguyên nhân gây nên bệnh lý này để các mẹ có thể chủ động phòng tránh bệnh đau dạ dày trong khi mang bầu nhé!
Nguyên nhân nào gây tình trạng đau dạ dày khi mang thai?
Ốm nghén thai kỳ: Ốm nghén là hội chứng thường gặp ở me bầu ở giai 3 tháng đầu thai kỳ. Các dấu hiệu buồn nôn và thương xuyên bị nôn mửa. Mặc dù hội chứng ốm nghẹn này không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng khi gặp phải có thể tác động đến hoạt động của hệ tiêu hóa ở mẹ bầu, kích thích sự co bóp của dạ dày quá mức, tăng tiết dịch vị và phát sinh ra cơn đau.
Thói quen ăn uống: Điều dưỡng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Do thói quen ăn uống tăng số lượng thực phẩm trong bữa ăn một cách đột ngột gây ra cho mẹ bầu bị đau dạ dày hay trong thai kỳ mẹ bầu thèm chua và ăn quá nhiều các loại trái cây có vị chua, thường xuyên ăn vào ban đêm, uống cà phê, hay rượu bia,…
Nội tiết tố thay đổi: Hormone progesterone trong thời gian mang thai của phụ nữ có xu hướng tăng lên đột ngột. Hormone này có chức năng giữ bào thai trong tử cung và hạn chế nguy cơ tình trạng sảy thai. Đôi khi progesterone tăng lên bất thường có thể khiến nhu động ruột bị giảm, làm tăng áp lực ở ổ bụng và gây kích đến thích dạ dày. Lúc này dạ dày có xu hướng bài tiết nhiều dịch vị, dạ dày co bóp quá mức và thường xuyên phát sinh ra cơn đau.
Tử cung giãn nở: Để đảm bảo đủ không gian cho thai nhi phát triển, tử cung bắt đầu giãn nở gian đoạn từ tháng thứ 4 trong thai kỳ.
Căng thẳng thần kinh: Căng thẳng trong thời gian mang thai xuất phát từ nội tiết tố bất ổn, mẹ bầu bị lo lắng về việc chăm sóc và nuôi dưỡng con cái sau khi sinh. Phụ nữ bị căng thẳng trong thai kỳ có thể làm tăng áp lực lên dây thần kinh não – ruột khiến nhu động ruột bị giảm, dạ dày co bóp và bài tiết axit trong dạ dày quá mức.
Ảnh hưởng của đau dạ dày đối với mẹ bầu như thế nào?
Ảnh hưởng của đau dạ dày đối với mẹ bầu như thế nào?
Dược sĩ Cao đẳng Dược cho biết: Những cơn đau ở vùng thượng vị kèm theo tình trạng bị đầy hơi, ợ chua, nóng ran ở vùng bụng gây ảnh hưởng không nhỏ đến mẹ bầu như:
Mẹ bầu sẽ có giác thấy khó chịu khi ăn và ăn không được ngon miệng nên lúc này sẽ có vấn đề trong việc tiêu hóa thức ăn và dẫn đến tình trạng bị khó tiêu và buồn nôn.
Nghiêm trọng hơn việc tiêu hóa thức ăn kém là làm cho dinh dưỡng cũng cấp không đủ cho cả mẹ và bé khiến sức khỏe của mẹ và bé không tốt.
Vì vậy, mẹ bầu sẽ cảm giác vô cùng khó chịu, mệt mỏi với những biến đổi trong cơ thể kèm theo những triệu chứng của đau dạ dày làm sẽ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt trong cuộc sống. Gây cho mẹ tình trạng căng thẳng, buồn bực, kém tập trung.
Vì vậy nên mẹ bầu không được chủ quan khi bị đau dạ dày trong thai kỳ mà phải tìm các biện pháp có khoa học để điều trị khi có dấu hiệu đau dạ dày.
Nguồn dieuduongdakhoa.com tổng hợp và chia sẻ