Điều dưỡng là ngành nghề quan trọng không thể thiếu của ngành Y tế đang phải đối mặt với những áp lực công việc rất lớn để có thể thực hiện được xứ mệnh của mình.
- Mạnh mẽ lên, đừng khóc nhé cô Điều dưỡng viên
- Chia sẻ kinh nghiệm đi thực tập cho sinh viên Điều dưỡng
- Nạn bạo hành ngành Y đang “báo động” với các Điều dưỡng viên
Điều dưỡng viên đang gồng gánh áp lực công việc trên vai
Theo trang tin Y tế giáo dục cho biết, theo thống kê tại các khoa hồi sức cấp cứu của bệnh viện cho thấy, có tới 42% nhân lực Điều dưỡng đều bị stress rất nặng do sức ép của công việc quá lớn, những nỗi ám ảnh của sự bạo hành của người nhà bệnh nhân với những cán bộ Y tế.
Những nỗi ám ảnh vẫn khắc sâu vào tim người Điều dưỡng
Dẫu biết mỗi nghề của một áp lực công việc riêng nhưng với riêng nghề Điều dưỡng thì những nỗi đau áp lực này lại luôn đi theo vào tim, vào sâu tận tâm trí. Tâm sự của một Điều dưỡng viên đã tốt nghiệp tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nghẹn lòng kể lại: Có một lần cô được đi tiêm truyền cho bệnh nhân ở viện chỉ vì không tiêm trước cho bệnh nhân làm người nhà của họ bực bội giở thói côn đồ hành hung tới tận bây giờ nỗi ám ảnh đó vẫn hằn sâu vào tim của cô.
Nhưng nếu là người trong cuộc sẽ thấu hiểu sự tình rằng lúc đó cô tiêm cho người khác trước vì bệnh nhân này đang thay áo và cô sẽ quay lại khi bệnh nhân đó mặc áo xong. Chỉ vậy mà cô đã phải chịu một cú bạt tai vô cùng đau đớn và phải nghỉ cả tháng trời để trấn an tâm lí lẫn hồi sức. Đây chỉ là một khía cạnh rất nhỏ của nghề Điều dưỡng vì Điều dưỡng viên có tới tận trăm ngàn khía cạnh khác nhau. Có thể kể thêm một câu chuyện nhỏ nữa, khi trời trở hè, mọi người được ngồi phòng điều hòa mát lạnh còn Điều dưỡng viên lại phải đi thăm hỏi bệnh nhân, theo dõi tình trạng của bệnh nhân, chạy đi chạy lại lấy giấy tờ xét nghiệm cho bệnh nhân vậy mà họ không một lời oán thán hay kêu ca gì.
Xung quanh nghề Điều dưỡng có rất nhiều nỗi ám ảnh
Câu chuyện của một bạn có bằng Cao đẳng Dược Hà Nội nhưng học thêm Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để làm Điều dưỡng viên và có những chia sẻ khi một lần chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện bị đái tháo đường, bàn chân của bệnh nhân bị hoại tử và bốc mùi hôi thối, người nhà bệnh nhân còn không dám tới gần nhưng với Điều dưỡng viên thì phải làm hàng ngày, lau rửa và vệ sinh, mỗi bữa cơm của Điều dưỡng đều bị ám ảnh bởi những công việc đang làm.
Xung quanh nghề Điều dưỡng có rất nhiều nỗi ám ảnh
Vậy mới nói, ngành điều dưỡng là một ngành có thể đảm nhiệm nhiều công việc, áp lực là thế nhưng luôn bị đồng nghiệp và bệnh nhân rè bỉu, hành hung như một người giúp việc.
Theo nguồn thông tin y học mới nhất, cẳng thẳng quá nhiều có thể ảnh hưởng tới tính mạng con người, mà theo nhiều nghiên cứu thì nghề điều dưỡng là một trong những nghề đứng đầu danh sách về tỉ lệ này. Tại Việt Nam, sức ép quá lớn của công việc khiến tỉ lệ nhân viên y tế bị cẳng thẳng rất cao. Theo khảo sát của Viện Y học lao động & Vệ sinh môi trường tại một khoa hồi sức cấp cứu, có gần 23% số nhân viên có điểm cẳng thẳng ở mức cao, 42% có điểm cẳng thẳng ở mức trung bình.
Hơn 20% số điều dưỡng than phiền rằng họ thường xuyên có các biểu hiện: cảm thấy nhức đầu, có cảm giác lo âu và căng thẳng tinh thần, giấc ngủ bất thường…Có rất nhiều yếu tố gây căng thẳng cho Điều dưỡng như vụ việc bị người nhà hành hung của điều dưỡng Mai, làm việc quá nhiều giờ, công việc nhiều áp lực và làm việc trong môi trường nhiều mầm bệnh.
Tỉ lệ các Điều dưỡng viên bị áp lực công việc dẫ đến tình trạng stress tăng cao đang gia tăng trầm trọng, đã có nhiều Điều dưỡng viên phải nghỉ làm trong khi đã quá nửa thời gian công tác. Chính vì vậy, hãy có cái nhìn công bằng hơn với nghề Y và đối xử với họ như một “người” đang ra sức bảo vệ cộng đồng.
Nguồn: dieuduongdakhoa.com