Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Tin Y tế giáo dục >> Hé lộ điều ít ai biết về người phụ nữ sáng lập ra ngành Điều dưỡng

Hé lộ điều ít ai biết về người phụ nữ sáng lập ra ngành Điều dưỡng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Người phụ nữ thông minh, vĩ đại và quyền lực khai sinh ra ngành Điều dưỡng đa khoa trên thế giới sau này có một tấm lòng cao cả với nghề ngay từ khi còn rất nhỏ, đó chính là Florence Nightingale

 “Bà tiên thuốc” người phụ nữ sáng lập ra ngành Điều dưỡng

 “Bà tiên thuốc” người phụ nữ sáng lập ra ngành Điều dưỡng

Người phụ nữ quyền lực khai sinh ra ngành Điều dưỡng là ai?

Người phụ nữ đó là Florence Nightingale (1820 – 1910), bà rất thông minh, thích đọc sách và thích chính trị, triết học, tôn giáo và rất yêu thích công việc chăm sóc những người nông dân bị ốm đau, thú nuôi bị bệnh cũng sẽ khỏi bệnh khi được bà chăm sóc.

Theo trang tin Y tế – Giáo dục cập nhật cho biết, Florence nói được rất nhiều thứ tiếng như: Pháp, Hy Lạp…và rất có năng khiếu về văn chương. Vì vậy niềm tin và đam mê của bà là đọc những cuốn sách về chăm sóc người lúc bị bệnh và đi thăm người ốm tại các bệnh viện ở London và các vùng lân cận.

Trở thành Điều dưỡng để lắng nghe trái tim bệnh nhân

Vào năm 16 tuổi, Florence đã cảm nhận được rằng mình được Chúa ban sức mạnh nội tâm huyền bí để có thể chăm sóc sức khỏe cho người khác. Nạn đói hoành hành, người nghèo đang kiệt sức và ngã gục dần vào năm 1842, Florence xót thương sâu sắc và khát khao mình có thể làm việc và có năng lực đặc biệt của Chúa để có thể chăm sóc những người nghèo có thể vực dậy khỏi bệnh tật.

Trở thành Điều dưỡng để lắng nghe trái tim bệnh nhân

Trở thành Điều dưỡng để lắng nghe trái tim bệnh nhân

Bà Florence cũng đã chia sẻ, đây là một công việc ý nghĩa và phù hợp với đam mê, ước mơ của cô nhưng gặp phải rất nhiều khó khăn từ gia đình. Gia đình bà cho rằng đây là công việc bẩn, bệnh tật nên đã nhiều lần mắng và ngăn cản nhưng bà không thể làm ngơ trước những sinh mạng của người dân đang bị kiệt quệ. Thỏa ước đã được đặt ra, nếu nàng được tới bệnh viện Kaiserwerth ở Đức để học tập thì bà sẽ không tiết lộ ra thân thế để mình tránh làm cho gia đình bối rối. Khi học tập tại đây, Florence đã trở thành một nhân viên rất xuất sắc và sau khi tốt nghiệp nàng được đi học thêm tại Pháp và trở lại Luân Đôn và điều hành một bệnh viện.

Những nỗ lực đã được đáp trả bằng những “trái ngọt”

Điều thành công mà bất kỳ sinh viên Cao đẳng Y Dược hay Đại học Y Dược cũng đều ngưỡng mộ người phụ nữ vĩ đại này, khi 30 tuổi, bà đã trở thành người đứng đầu tổ chức chăm sóc sức khỏe cho những người nghèo khổ ở nước Anh và trong vòng 2 năm, bà đã trở thành một vĩ lành đạo có quyền lực tại những bệnh viện ở xứ sở sương mù và vẫn không ngừng phát triển các tổ chức Điều dưỡng hiện đại hóa. Bà đã cho ra đời cuốn sách nổi tiếng có tên là “Ghi chú về Điều dưỡng” và vẫn có giá trị rất cao cho tới ngày nay.

Danh hiệu “Nữ công tước với cây đèn” được đặt riêng cho Florence

Danh hiệu “Nữ công tước với cây đèn” được đặt riêng cho Florence

Bà còn được các thương binh đã âu yếm đặt danh hiệu “Nữ công tước với cây đèn” khi hàng đêm bà thường cầm đèn đi chăm sóc cho từng thương bệnh binh từ mặt trận chuyển về. Không những thế, Thiên thần trong bệnh viện” cũng là mệnh danh của bà khi đã cứu được hàng nghìn mạng sống của thương bệnh binh.

Những đóng góp của bà đã được đền đáp xứng đáng khi đến thời điểm không còn khả năng làm việc, Florence đã được nhân dân và các chiến sĩ Anh tặng món quà 50.000 bảng Anh để chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên mà đã không sử dụng cho riêng mình mà dùng tất cả số tiền này thành lập trường điều dưỡng Nightingale với chương trình đào tạo một năm. Từ đây, Florence được coi là người sáng lập ra ngành điều dưỡng thế giới. Ngày 12/5 – ngày sinh của bà trở thành ngày truyền thống của ngành điều dưỡng.

Vào trưa ngày 13/8/1910, Florence Nightingale ra đi trong giấc ngủ nhưng những đóng góp của bà trong ngành Điều dưỡng vẫn luôn còn mãi. Biểu tượng về lòng vị tha, nhân ái như mẹ hiền luôn là niềm tự hào trong công tác điều dưỡng hiện tại và tương lai.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội: Địa chỉ Số 4 Trần Phú – Mỗ Lao – Hà Đông – Hà Nội – Tư vấn tuyển sinh: 02466.55.65.75 – 0989.55.99.63

Nguồn: dieuduongdakhoa.com

Check Also

Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm nhất vào giai đoạn nào?

Bệnh sốt xuất huyết thường trải qua nhiều giai đoạn. Vậy giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết là giai đoạn nào? Cần lưu ý điều gì khi chăm sóc người bị sốt xuất huyết?