Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Sức Khoẻ Làm Đẹp >> Cùng chuyên gia tìm hiểu vai trò của kẽm đối với làn da

Cùng chuyên gia tìm hiểu vai trò của kẽm đối với làn da

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Kẽm là một nguyên tố vi lượng có vai trò rất quan trọng đối với con người, đặc biệt đối với làn da mụn. Vậy kẽm có vai trò như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Cùng chuyên gia tìm hiểu vai trò của kẽm đối với làn da

Kẽm có thật sự quan trọng với làn da

Kẽm là nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho các quá trình sinh lý trong cơ thể như quá trình sao chép gen, hoạt hóa cá đại thực bào và ổ định màng tế bào. Kẽm còn là một thành phần tham gia vào quá trình làm lành vết thương. Không những vậy, kẽm còn có vai trò trong quá trình chống oxy hóa, chống viêm, điều trị vảy nến, rụng tóc, loét chân, chữa lành vết thương, mụn trứng cá. Đối với làn da, kẽm được dùng trong điều trị mụn. Trong thực tế, kẽm là một thành phần trong các loại thực phẩm chức năng để cải thiện làn da, nuôi dưỡng vẻ đẹp của làn da. Khi bị thiếu kẽm, chúng ta thường bị xuất hiện những đốm trắng trên móng tay, da chúng ta bị khô, cơ thể hay bị cảm lạnh, rụng tóc, bệnh tiêu chảy, mụn trứng cá. Theo một số nghiên cứu, nồng độ kẽm càng thấp thì tình trạng mụn trứng cá càng nặng.

Thực ra, kẽm làm giảm mụn vẫn chưa tìm được cơ chế giải thích đúng, nhưng kẽm kích thích quá trình hấp thu vitamin A và điều chỉnh nội tiết tố làm làn da chúng ta thêm mịn màng. Ngoài ra, kẽm làm tăng sinh tế bào chết, đây là cơ thế thay da sinh học. Nếu quá trình này diễn ra chậm thì da sẽ bong tróc, làm bích lỗ chân lông, gây mụn. Kẽm cũng có tác dụng diệt khuẩn gây mụn trứng cá.

Bổ sung kẽm như thế nào là tốt cho làn da?

Theo chuyên gia Lâm Thị Nhung giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng điều dưỡng Hà Nội thì hiện nay trên thị trường có nhiều loại kẽm, trong đó kẽm gluconat cho kết quả tốt nhất. Hằng ngày, chúng ta cần bổ sung 15-30mg kẽm mỗi ngày, trong đó lượng này còn tùy thuộc vào chế độ ăn uống của chúng ta hằng ngày. Tránh bổ sung kẽm quá 50mg mỗi ngày, dùng liều cao hơn có thể gây kích thích ruột. Khi bổ sung kẽm , chúng ta cần phải bổ sung thêm đồng, chỉ cần một lượng nhỏ vì kẽm và đồng hoạt động cùng nha trong cơ thể. Nếu uống kẽm mà mụn không giảm thì rất có thể nguyên nhân gây mụn không phải do thiếu kẽm mà là do các nguyên nhân khác như stress, vệ sinh không đúng cách, bụi bẩn. Không chỉ bổ sung kẽm, chúng ta còn phải duy trì chế độ ăn cân đối, đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm cung cấp đủ kẽm cho cơ thể.

Những thực phẩm giàu kẽm

Những thực phẩm giàu kẽm như hàu (một con hàu có thể chứa đến 5,3mg kẽm). Ở hàu, ngoài kẽm, nó còn chứa nhiều protein và các vitamin khác (vitamin C, B12), sắt, selen. Bên cạnh đó, tôm và cua cũng chứa nhiều kẽm. Nói chung, các loại hải sản là nguồn cung đồi dào chất kẽm. Ngoài ra, kẽm còn được dự trữ nhiều trong các loại đậu (đậu nành, đậu đen, đậu xanh). Chúng là nguồn thực phẩm ít calo nhưng giàu protein, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Chúng ta có thể thêm các loại đậu này vào thực đơn hằng ngày. Không những vậy, các loại hạt như mè đen, hướng dương cũng không ít kẽm, chúng ta nên bổ sung chúng vào ngũ cốc uống buổi sáng, sữa chua, cháo yến mạch hoặc những hạt này sau khi rang dùng làm gia vị cho các món ăn. Theo một số nghiên cứu cho thấy hạt bí ngô rang có thể cung cấp 2,17mg kẽm/85garm. Do đó, chúng ta phải tận dụng tối đa hạt bí ngô nhé mọi người

Theo trang Điều dưỡng đa khoa Hà Nội kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng trong cơ thể. Chúng ta có thể bổ sung hằng ngày nhằm tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và giảm thiểu tình trạng mụn, cho một làn da khỏe đẹp.

Check Also

Lợi ích sức khỏe bất ngờ của mỡ lợn – nguồn vitamin D

Mỡ lợn đã trở lại mốt và trở thành chất béo được nhiều chuyên gia ...