Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Sức Khoẻ Làm Đẹp >> Tình trạng đổ mồ hôi nhiều có được gọi là bệnh lý không?

Tình trạng đổ mồ hôi nhiều có được gọi là bệnh lý không?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Tăng tiết mồ hôi là một hoạt động sinh lý của cơ thể, nhằm tự làm mát để duy trì sự ổn định của nhiệt độ khi bị sốt hoặc hoạt động thể chất, ở trong môi trường nóng bức.

Nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi

Tăng tiết mồ hôi là một biểu hiện bất thường do tiết mồ hôi quá mức yêu cầu điều tiết mồ hôi của cơ thể trong điều kiện bình thường và không kiểm soát được. Tăng tiết mồ hôi có thể do nguyên phát hoặc thứ phát.

– Đối với tăng tiết mồ hôi nguyên phát có tính chất khu trú.

– Đối với tăng tiết mồ hôi thứ phát thường lan tỏa, có thể xảy ra sau khi bị rối loạn chuyển hóa, sốt hay sau khi sử dụng thuốc, ngộ độc rượu…

Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết hiện nay, vẫn chưa xác định được căn nguyên gây bệnh. Các giả thiết cho rằng tăng tiết mồ hôi nguyên phát (khu trú) là do tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm (cường giao cảm). Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng thấy có vai trò trong sinh bệnh như sử dụng các thức ăn cay, nóng, thuốc lá, cà phê… Một số nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi khu trú: Do thời tiết nóng, tập thể dục, sốt, lo lắng, ăn thực phẩm cay nóng. Hoặc do chấn thương, tổn thương thần kinh cột sống và ngoại biên, phẫu thuật hạch thần kinh giao cảm, bệnh thần kinh và khối u vùng não, rối loạn lo âu thứ phát, nghiện rượu mạn tính. Một số nhóm nguyên nhân khác bao gồm tình trạng béo phì, tiểu đường, mãn kinh, tuyến giáp hoạt động quá mức, rối loạn tim mạch, suy hô hấp, bệnh Parkinson, khối u nội tiết, bệnh Hodgkin, hoặc do sử dụng thuốc (caffein, corticosteroid, ức chế enzym cholinesterase, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin, nicotinamid… sẽ gây tình trạng đổ mồ hôi quá mức.

Chẩn đoán xác định tăng tiết mồ hôi

Bệnh dễ phát hiện và chẩn đoán qua các thông tin do người bệnh tự mô tả, cũng như qua khám thực thể.

Tiêu chuẩn chẩn đoán chính là người bệnh đổ mồ hôi quá mức trên 6 tháng trở lên, gồm 4 biểu hiện sau:

– Mồ hôi nhiều quá mức ở vị trí có nhiều tuyến apocrine (lòng bàn tay, bàn chân, nách).

– Mồ hôi ở các vị trí có tính chất đối xứng tương đối.

– Mồ hôi không xuất hiện vào ban đêm.

– Mồ hôi quá nhiều một tuần xuất hiện ít nhất một lần.

– Mồ hôi khởi phát ở 25 tuổi trở xuống; có tiền sử gia đình.

– Mồ hôi làm giảm các hoạt động hàng ngày.

– Tăng tiết mồ hôi có thể khu trú hay lan tỏa.

– Tăng tiết mồ hôi khu trú: Thấy ở nách, lòng bàn tay, bàn chân, mặt hoặc các vùng khác.

Giảng viên ngành Điều dưỡng đa khoa cho biết, trên thực tế tăng tiết mồ hôi nguyên phát (khu trú): Bắt đầu ở trẻ em hoặc vị thành niên; có thể tồn tại suốt đời, hoặc cải thiện theo tuổi. Bệnh có thể có yếu tố gia đình; vị trí liên quan đến nách, lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc đối xứng. Đổ mồ hôi thường giảm vào ban đêm và biến mất trong khi ngủ.

Tăng tiết mồ hôi thứ phát: Ít gặp hơn, thường không đối xứng, hay lan tỏa. Có thể xảy ra vào ban đêm hoặc trong khi ngủ. Do nội tiết thần kinh. Hay nói cách khác tăng tiết mồ hôi do một triệu chứng bệnh lý đặc biệt là bệnh lý về nội tiết như bệnh nhân có cường giao cảm do bệnh lý cường tuyến giáp, bệnh nhân cường tuyến cận giáp, bệnh nhân béo phì, bệnh nhân ở trong nhóm một số loại u… thì việc tăng tuyến mồ hôi là một triệu chứng bệnh trong cơ thể.

Để xác định ngoài khám lâm sàng các bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm liên quan đến tìm nguyên nhân cơ bản của tăng tiết mồ hôi thứ phát hơn là nguyên phát.

Các xét nghiệm cần thực hiện: Đường máu, đường tế bào, xét nghiệm chức năng tuyến giáp.

Đổ mồ hôi không kiểm soát được cần làm gì?

Ngoài việc thực hiện chỉ định của các bác sĩ đối phó với tình trạng đổ hồ hôi quá nhiều, người bệnh cần phải cải thiện điều kiện sinh hoạt cụ thể:

Người bệnh không mặc quần áo bó sát, thay thường xuyên, mặc các loại vải có tính thấm mồ hôi tốt.

Nếu đi giày cần sử dụng tất có lớp bạc, lót giày thay thường xuyên. Dùng các chất khử mùi tại chỗ.

Tại vùng có nhiều mồ hôi, sau khi tắm cần xoa ban ngày bột talc hoặc phèn chua. Không dùng các sản phẩm có chứa cafein, các thuốc gây tăng tiết mồ hôi. Chống bài tiết mồ hôi bằng muối nhôm 10 – 25% (amilunium chlorid).

Để điều trị tùy từng người bệnh, các bác sĩ sẽ đưa các phương pháp xử trí thích hợp, cụ thể:

Đối với tăng tiết mồ hôi lòng bàn tay, bàn chân và nách có thể sử dụng liệu pháp ion.

Sử dụng thuốc kháng acetylcholin: Dược sĩ Cao đẳng dược TPHCM chia sẻ Propanthelin 15 – 30mg x 3 lần/ngày, oxybutynin. Liệu pháp can thiệp tại chỗ:

– Điều trị cho tăng tiết mồ hôi khu trú nách, bàn tay, bàn chân bằng tiêm botulinum toxin. Hiệu quả điều trị 2 – 8 tháng.

Tuyến mồ hôi hoạt động quá mức ở nách có thể loại bỏ bằng một số phương pháp: Hút tuyến, nạo bỏ tuyến, hoặc cắt bỏ hoàn toàn các tuyến, sau đó đóng trực tiếp hoặc ghép da.

Ngoài ra, có thể sử dụng các phương pháp khác như: Sóng siêu âm, laser hay phẫu thuật thần kinh giao cảm (không phẫu thuật tăng tiết mồ hôi cho hạch giao cảm thắt lưng khi tăng tiết ở bàn chân, vì có thể gây ảnh hưởng chức năng sinh dục).

Tóm lại: Tình trạng tăng tiết mồ hôi nguyên phát thường giảm dần theo độ tuổi. Tăng tiết mồ hôi thứ phát tiến triển tùy thuộc vào nguyên nhân và khu vực bị ảnh hưởng. Vì vậy, khi có biểu hiện người bệnh nên đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Check Also

Các thay đổi về mắt cần lưu ý trong thời kỳ mang thai

Khi mang thai, có một số thay đổi bình thường và bất thường ảnh hưởng ...