Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Tin Y tế giáo dục >> Hội chứng Sheehan và lưu ý về nguy cơ thiếu máu sau sinh

Hội chứng Sheehan và lưu ý về nguy cơ thiếu máu sau sinh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Hội chứng Sheehan hay còn được gọi là suy tuyến yên sau sinh, là một rối loạn hiếm gặp xảy ra do thiếu máu nuôi dưỡng cục bộ sau sinh dẫn đến tuyến yên bị hoại tử.

Hội chứng Sheehan là một bệnh lý tiến triển âm thầm trong thời gian dài, trong khoảng thời gian đầu hậu sản không có biểu hiện điển hình nên dễ bị bỏ qua nên thường được chẩn đoán muộn. Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, hội chứng Sheehan nếu không được can thiệp kịp thời có thể xảy ra các biến chứng cấp tính nguy hiểm đến tính mạng như hạ đường huyết cấp, suy thượng thận cấp hay rối loạn điện giải nghiêm trọng. Mọi phụ nữ sau sinh đều có nguy cơ mắc phải hội chứng Sheehan nên cần lưu ý đến khám tại cơ sở y tế ngay khi xuất hiện bất thường, đặc biệt là biểu hiện không có sữa và không có kinh nguyệt trở lại sau sinh.

Nguyên nhân gây bệnh hội chứng Sheehan

Nguyên nhân gây nên hội chứng Sheehan hiện nay vẫn chưa được xác định. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân trực tiếp gây bệnh là do thiếu máu nuôi dưỡng tuyến yên, do sản phụ bị mất máu nặng hoặc huyết áp thấp sau sinh. Trong suốt thai kỳ, tuyến yên phì đại và tăng kích thước dẫn đến nhu cầu cung cấp máu nuôi dưỡng của tuyến yên cũng tăng lên nên rất nhạy cảm với tình trạng thiếu máu. Tuyến yên là tuyến nội tiết quan trọng, chi phối hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác trong cơ thể. Khi nguồn máu nuôi dưỡng cho cơ thể không được đảm bảo đủ, tuyến yên sẽ bị hoại tử và không tiết đủ hormon, dẫn đến chức năng của một loạt các tuyến nội tiết khác bị rối loạn như tuyến thượng thận, tuyến giáp, tuyến sinh dục,… hình thành các bất thường trên lâm sàng.

Triệu chứng thường gặp của bệnh hội chứng Sheehan

Triệu chứng thường gặp của bệnh hội chứng Sheehan bao gồm:

  • Không đủ sữa cho con bú
  • Sau sinh không có kinh nguyệt trở lại
  • Không mọc lại lông mu, lông nách thưa
  • Kích thước vú giảm
  • Cơ quan sinh dục ngoài bị teo nhỏ, lãnh cảm trong quan hệ vợ chồng
  • Mệt mỏi, giảm hoạt động
  • Tăng cân hoặc sút cân nhanh chóng
  • Rối loạn tâm thần, mất tập trung
  • Sợ lạnh
  • Co giật, hôn mê, trụy mạch

Mức độ biểu hiện của triệu chứng của hội chứng Sheehan phụ thuộc vào mức độ tổn thương của tuyến yên, nghiêm trọng hơn khi gặp phải vấn đề sức khỏe khác hay tâm lý căng thẳng. Triệu chứng bệnh thường xuất hiện sau sinh khoảng vài tháng, có khi vài năm hoặc vài ngày sau sinh nhờ bởi dấu hiệu không có sữa cho con bú. Các biểu hiện lâm sàng này thường không đặc hiệu, dễ bị bỏ qua cho đến khi gặp các biến chứng cấp tính như shock, trụy mạch, rối loạn điện giải, hạ đường huyết, …

Phương pháp áp dụng để chẩn đoán hội chứng Sheehan

Việc chẩn đoán hội chứng Sheehan còn gặp nhiều khó khăn do các biểu hiện lâm sàng của bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như suy nhược cơ thể sau sinh, suy nhược thần kinh,… khiến người bệnh không phát hiện và bỏ qua giai đoạn điều trị tốt nhất. Bên cạnh thăm khám lâm sàng và khai thác bệnh sử, bác sĩ có thể chỉ định các kỹ thuật xét nghiệm y học cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh:

  • Định lượng hormon tuyến yên và các tuyến nội tiết khác như định lượng cortisol của hormon tuyến thượng thận, FT3 FT4 của hormon tuyến giáp, estrogen, progesteron của hormon tuyến sinh dục
  • Công thức máu
  • Xét nghiệm định lượng chất điện giải
  • Xét nghiệm kích thích hormon tuyến yên
  • Ct scan hoặc MRI sọ não để kiểm tra kích thước tuyến yên, nhằm loại trừ các nguyên nhân gây suy tuyến yên khác.

Phương pháp áp dụng để điều trị hội chứng Sheehan

Trong hội chứng Sheehan, tổn thương tuyến yên là tổn thương không hồi phục. Việc điều trị hội chứng Sheehan hiện nay chỉ dừng lại ở việc điều trị bổ sung các hormon bị thiếu và được thực hiện kéo dài suốt đời.

  • Corticosteroid được dùng để thay thế cho hormon tuyến thượng thận
  • Levothyroxin thường được chỉ định thay thế cho hormon tuyến giáp
  • Estrogen đơn thuần hoặc estrogen phối hợp với progesterone được dùng để thay thế cho hormon tuyến sinh dục, và thường được điều trị cho đến thời kỳ mãn kinh của phụ nữ.

Bên cạnh đó, theo điều dưỡng đa khoa việc điều trị cũng cần được theo dõi thường xuyên bằng cách định lượng các hormon trong máu và điều chỉnh tùy theo mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe, cân nặng, và các vấn đề căng thẳng tâm lý trong cuộc sống của người bệnh.

Check Also

Các thay đổi về mắt cần lưu ý trong thời kỳ mang thai

Khi mang thai, có một số thay đổi bình thường và bất thường ảnh hưởng ...