Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Tin Y tế giáo dục >> Những bệnh truyền nhiễm nào trẻ em thường gặp phải?

Những bệnh truyền nhiễm nào trẻ em thường gặp phải?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở trẻ do bé có hệ miễn dịch kém. Để con phát triển khỏe mạnh, cha mẹ nên hiểu về các bệnh truyền nhiễm thường gặp và cách phòng chống bệnh nhiễm bệnh bằng cách tăng cường miễn dịch cho trẻ.

Hệ miễn dịch kém khiến trẻ dễ nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh

Hệ miễn dịch kém khiến trẻ dễ nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh

Những bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ

Theo Tin Y tế Giáo dục chia sẻ, bệnh truyền nhiễm là các bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ (đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi khi đi học) do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh. Nhiều phụ huynh thường xuyên phải đưa con đến gặp bác sĩ Nhi khoa vì bệnh truyền nhiễm.

Bệnh tay chân miệng

Chân tay miệng là bệnh do hai con virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71 gây nhiễm trùng. Hai con virus trên sống ở trong đường tiêu hóa. Chân tay miệng rất dễ xảy ra ở trẻ nhỏ vì hệ miễn dịch của trẻ chưa có khả năng chống virus. Thông qua việc giao tiếp thông thường với các trẻ bị chân tay miệng cũng có thể khiến trẻ mắc bệnh.

Trẻ nhỏ mắc bệnh chân tay miệng thường có các biểu hiện như sốt cao, chán ăn, đau bụng, ho, buồn nôn, loét miệng, trong khoang miệng xuất hiện những nốt đỏ. Mùa xuân, mùa hè, mùa thu là những mùa trẻ rất dễ mắc chân tay miệng. Không khí nóng ẩm là môi trường thích hợp cho các virus chân tay miệng phát triển.

Bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ, do virus Dengue và muỗi vằn Aedes Aegypti gây ra. Biểu hiện của sốt xuất huyết tương đối phức tạp do bệnh diễn tiến qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn sốt (Giai đoạn khởi phát): Đây là giai đoạn trẻ bị sốt cao đột ngột và liên tục trên 38 độ C, kèm theo các triệu chứng khác như quấy khóc, chán ăn, buồn nôn và nôn trớ, sung huyết ở da, chảy máu chân răng.
  • Giai đoạn nguy hiểm: Trẻ bị sốt xuất huyết có thể rơi vào giai đoạn nguy hiểm khi bệnh diễn tiến từ ngày thứ 3 tới ngày thứ 6, với các biểu hiện như dịch tràn phổi khiến bụng bị sưng phù, gan to bất thường, mí mắt phù nề, tiểu ra máu, chảy máu mũi, tụt huyết áp, đầu và tứ chi lạnh. 
  • Giai đoạn hồi phục: Sau giai đoạn nguy hiểm khoảng 48 – 72 giờ, trẻ bắt đầu tự hồi phục. Cụ thể là trẻ giảm sốt, huyết áp ổn định, tiểu nhiều và thèm ăn hơn. Khi xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng nhanh và số lượng tiểu cầu trở về mức bình thường.

Bệnh cúm

Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết: Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Bệnh xảy ra quanh năm, dễ bùng phát và đạt đỉnh vào mùa xuân. Trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng dễ mắc cúm do sức đề kháng kém. 

Khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virus cúm, những cơn sốt bắt đầu xuất hiện, từ sốt nhẹ cho đến sốt cao (39 độ C), kèm theo ớn lạnh và đổ mồ hôi. Ngoài ra, trẻ còn ho khan, nghẹt mũi, chảy nước mũi (dịch trong mũi có thể không màu hoặc có màu vàng, màu xanh), đau họng, đau nhức cơ bắp, biếng ăn, nôn mửa hoặc bị tiêu chảy. 

Tiêu chảy cấp

Bệnh tiêu chảy cấp là loại bệnh thường gặp ở trẻ em lứa tuổi mầm non và những năm đầu cấp tiểu học. Bệnh gây tử vong cao do trẻ bị mất nước và các chất điện giải.

Biểu hiện trẻ mắc tiêu chảy cấp:

  • Tiêu chảy xuất hiện đột ngột, trẻ đi phân lỏng nhiều nước, số lần đi nhiều hơn 3 lần trong 24 giờ, thường kéo dài 1 tuần.
  • Nôn thường xuất hiện đầu tiên trong trường hợp tiêu chảy do virus Rota hoặc tiêu chảy do tụ cầu. Nôn liên tục hoặc vài lần làm cho trẻ bị mất nước và chất điện giải.
  • Biếng ăn có thể xuất hiện sớm hoặc sau khi trẻ bị tiêu chảy nhiều ngày.
  • Trẻ hay quấy khóc, vật vã, đôi khi co giật, hoặc mệt lả nằm li bì.
  • Mất nước:

+ Mất nước nhẹ: cân nặng của trẻ giảm dưới 5% trọng lượng cơ thể. Nhưng chưa có biểu hiện khát nước, môi chưa khô, mắt không bị trũng.

+ Mất nước vừa: cân nặng của trẻ giảm từ 5% đến 9% trọng lượng cơ thể. Trẻ khát nước nhiều, người vật vã, mắt trũng, miệng khô, da mất tính đàn hồi, thở nhanh.

+ Mất nước nặng: trẻ khát nước nhiều, người lờ đờ, mệt mỏi. Mạch đập nhanh, hạ huyết áp.

Bệnh viêm phổi

Theo các Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM, viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi, xuất hiện khi vi khuẩn hay virus xâm nhập vào trong cơ quan này, sinh sôi nảy nở và tạo nên những ổ nhiễm trùng.

Viêm phổi cấp là bệnh nhiễm khuẩn, do virus, vi khuẩn hoặc nấm gây nên. Vì thế bệnh viêm phổi có thể lây truyền từ bệnh nhân sang những người xung quanh.

Bệnh có thể xuất hiện khi bé đang bị một đợt ho hoặc cảm cúm. Lúc này cơ thể bé giảm sức đề kháng và niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương là cơ hội tốt cho vi trùng xâm nhập.

Sau vài ngày, vi khuẩn và virus có thể nhanh chóng sinh sôi nảy nở, tạo nên những túi phế nang chứa mủ và chất nhầy bị nhiễm khuẩn. Ho chính là phản xạ tự vệ rất quan trọng của cơ thể, giúp đẩy chấy nhầy ra khỏi túi phế nang trước khi nhiễm trùng đặt chân được vào đây.

Những biểu hiện chính của viêm phổi:

  • Ho vừa đến nặng – thường là ho nặng tiếng, nhưng không nhất thiết như vậy.
  • Thở nhanh liên tục. Trẻ được coi là thở nhanh nếu thở trên 60 lần/phút (dưới 2 tháng tuổi),trên 50 lần/phút (2 tháng – 1 tuổi) hoặc trên 40 lần/phút (trên 1 tuổi).
  • Thở gắng sức: cánh mũi phập phồng, thở rên, co kéo cơ liên sườn (phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi trẻ hít vào),co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực.
  • Dấu hiệu rút lõm lồng ngực khi trẻ hít vào. Khi bé hít vào, phần dưới lồng ngực không phình ra như thường lệ mà lõm vào, nguyên nhân là do cơ hoành phân cách ổ bụng và lồng ngực cũng tham gia vào quá trình thở.
  • Sốt – sốt vừa đến sốt cao.
  • Đau ngực – không chỉ trong lúc ho, mà cả giữa các cơn ho.
  • Nôn – không chỉ sau những cơn ho mạnh mà cả giữa các cơn ho.
  • Tím tái quanh môi và ở mặt – do thiếu ôxy.

 Bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi, chủ yếu do virus Varicella Zoster gây ra. Đây là loại virus có khả năng lây qua đường không khí, khiến người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu như hít phải giọt nước bắn ra từ hoạt động ho, hắt hơi, chảy mũi của người bệnh.

Bệnh thủy đậu diễn tiến qua 3 thời kỳ, bao gồm:

  • Thời kỳ ủ bệnh: Từ 14 ngày đến 17 ngày, không xảy ra triệu chứng lâm sàng nào. 
  • Thời kỳ khởi phát: Xảy ra trong 1 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ hoặc sốt cao 39 – 40 độ C. Trẻ không chịu chơi, quấy khóc, co giật, kèm theo viêm họng, viêm xuất tiết đường hô hấp. 
  • Thời kỳ toàn phát: Xuất hiện các “nốt rạ” trên cơ thể. Ban đầu, đây là những nốt ban đỏ, sau vài giờ chuyển thành nốt phỏng nước trong. Từ 24 – 48 giờ, nốt ban ngả màu vàng, có hình cầu nổi trên bề mặt da. Ban mọc rải rác toàn thân với số lượng trung bình 100 – 500 nốt, kể cả trong chân tóc và trong miệng. 
  • Biến chứng:Nếu không điều trị kịp thời, bệnh thủy đậu gây ra nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng xương khớp, viêm phổi hoặc viêm não.

Viêm gan A

Viêm gan A là một bệnh truyền nhiễm có thể gây thành dịch. Chúng lây qua đường tiêu hoá do ăn uống các loại thực phẩm, nước ô nhiễm.

Sau khi bị nhiễm virus 2 – 3 tuần sẽ xuất hiện các triệu chứng: mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau bụng hay có cảm giác khó chịu ở bụng, chán ăn, sốt nhẹ, vàng da và mắt, đau cơ, ngứa… Bố mẹ nên cho trẻ tiêm phòng vắc xin viêm gan để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm virus từ người khác.

Check Also

Các thay đổi về mắt cần lưu ý trong thời kỳ mang thai

Khi mang thai, có một số thay đổi bình thường và bất thường ảnh hưởng ...