Ngành Y có rất nhiều chuyên ngành nhưng có lẽ Điều dưỡng được đánh giá là vất vả nhưng lại mang sứ mệnh thiêng liêng và vô cùng cao quý
- Học Điều dưỡng để mở rộng cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
- Bí quyết giữ thời thanh xuân của những cô gái ngành Y
- Thu nhập của Điều Dưỡng viên Việt Nam liệu đã xứng đáng?
Điều dưỡng mang sứ mệnh thiêng liêng vô cùng cao quý
Điều dưỡng viên vẫn rất âm thầm hy sinh cống hiến cả sự nghiệp để có thể bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho con người, dù có mệt nhọc như nào cũng không một lời đền đổ lỗi hay mong muốn được đền ơn xứng đáng.
Điều dưỡng là ngành nghề vất vả và gò bó về thời gian
Ngành Điều dưỡng luôn tồn tại song song với các chuyên ngành khác trong ngành Y nhưng cũng là một trong những ngành nghề không thể thiếu trong xã hội. Một chuyên gia giáo dục Cao đẳng Y Hà Nội tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ kỉ niệm khi từng làm Điều dưỡng tại một bệnh viện: khi còn làm Điều dưỡng, tôi thường có suy nghĩ sống khép mình và dường như thấy mình không được coi trọng và không có chế độ đãi ngộ tốt cùng với môi trường độc hại và khá nguy hiểm.
Để có thể trở thành Điều dưỡng viên chuyên nghiệp, các bạn phải trải qua quá trình học tập cực kì vất vả để có tấm bằng tốt nghiệp có khi phải mất gần chục năm để tìm cho mình một công việc thật sự ổn định. Các bạn phải trải qua quá trình: 3 năm trung học, 3 năm Cao đẳng, 1,5 liên thông Đại học Điều dưỡng và nếu thi lên thạc sĩ sẽ mất thêm 2 năm nữa. Dù đã xin vào được cơ sở Y tế nào đó để làm việc cũng sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể tìm cho mình một vị trí trong đó nhưng thời gian dài bạn chỉ có thể là người chỉ đâu làm đó. Đây cũng là lý do tại sao nghề Điều dưỡng cảm thấy mình không được coi trọng bằng các đồng nghiệp khác.
Điều dưỡng là ngành nghề vất vả và gò bó về thời gian
Điều dưỡng thầm lặng và hy sinh rất nhiều
Do đặc thù của Điều dưỡng là chăm sóc và hỗ trợ điều trị bệnh tật cho bệnh nhân để đảm bảo bệnh nhân khỏi bệnh một cách nhanh nhất, một liều lượng thuốc nhỏ qua bàn tay khéo léo của Điều dưỡng để đưa thuốc đi tận sâu vào người bệnh nhân được an toàn, chăm sóc vết thương khi khỏi hoàn toàn, và đặc biệt Điều dưỡng luôn phải túc trực tại các cơ sở khám bệnh…đây đều là những công việc khiến Điều dưỡng gò bó thời gian và cũng rất vất vả. Với những bệnh nhân đặc biệt phải có những chế độ chăm sóc riêng, nghỉ ngơi và phục hồi chứ năng, bệnh nhân phải có khẩu phần ăn dinh dưỡng thì người nhà không thể đảm nhiệm được mà Điều dưỡng là người phải làm. Khi bệnh nhân không hài lòng hay dùng bạo lực để nói chuyện thì Điều dưỡng luôn phải mềm mỏng để làm vừa lòng bệnh nhân. Gắn liền với bệnh nhân cũng có nghĩa là phải gắn liền với mầm bệnh.
Theo các chuyên gia giảng dạy Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: vào các mùa bệnh, dịch bệnh hoành hành thì đã có không ít điều dưỡng bị mắc bệnh lây truyền qua những người bệnh đến mức phải nghỉ làm, nhưng với lòng yêu nghề họ chỉ coi đó là một thử thách và càng muốn phấn đấu hơn nữa trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe con người. Một câu hỏi đặt ra vậy họ có yêu nghề không? Bởi nếu không yêu nghề làm sao người điều dưỡng có thể làm được những công việc khó khăn và áp lực “khủng khiếp” đến thế, công việc mà nhiều người bình thường mới nghe thấy đã nổi da gà sợ hãi, nghĩ đến các căn bệnh và rủi ro lây nhiễm, cùng những đêm trực thức trắng không dành nhiều thời gian cho gia đình thì hẳn họ phải yêu nghề và muốn gắn bó lắm mới có thể trải qua tất cả như thế. Hi sinh một cách cao cả và thầm lặng như thế nhưng các Điều dưỡng viên cũng chưa một lần lên tiếng đòi hỏi bệnh nhân hay các cấp trên phải đền trả hay hưởng một chế độ khác với những người trong ngành.
Nguồn: dieuduongdakhoa.com