Quy trình điều dưỡng là một loạt các hoạt động theo một kế hoạch đã định trước. Trực tiếp hướng tới một kết quả chăm sóc riêng biệt.
- Nên học ngành Điều dưỡng hôm nay bởi xã hội đang cần
- Cơ hội việc làm ngành Điều dưỡng trong những năm tới
- Bằng Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng và chính quy có khác nhau hay không?
Tìm hiểu quy trình kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản chuẩn
Theo chia sẻ của chuyên gia Trường THPT Sài Gòn Muốn thực hiện quy trình chăm sóc được hiệu quả người điều dưỡng cần thông suốt các bước tiến hành và phải có những kiến thức khoa học cơ sở như Sinh lý học, Tâm lý học, Dược lý học, Bệnh học… lẫn Kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản đã được trang bị trong quá trình đào tạo và những kinh nghiệm tích lũy trong quá trình chăm sóc thực tế trên người bệnh.
Mục đích của quy trình Nghề Điều dưỡng
Là những bước mà người điều dưỡng phải trải qua để đạt được mục tiêu chăm sóc người bệnh.
- Không bỏ sót công việc chăm sóc người bệnh.
- Việc chăm sóc được thực hiện liên tục.
- Có kinh nghiệm cải tiến nâng cao kiến thức và nghiệp vụ.
- Giúp người điều dưỡng có trách nhiệm, ý thức được việc mình làm.
- Là thông tin về bệnh nhân giữa các điều dưỡng, các nhân viên.
- Giúp việc quản lý điều dưỡng được tốt, điều dưỡng trưởng đánh giá được trình độ, khả năng của nhân viên mình.
- Quy trách nhiệm cho người điều dưỡng.
- Qua tài liệu này có thể thống kê công tác nghiên cứu khoa điều dưỡng.
- Trong vấn đề đào tạo, kế hoạch chăm sóc giúp cho hướng dẫn công tác chăm sóc bệnh hay truyền đạt kinh nghiệm lâm sàng giải quyết tình huống trong chăm sóc.
- Đối với bệnh nhân khi có kế hoạch chăm sóc hoàn chỉnh họ yên tâm tin tưởng trong vấn đề chăm sóc vì đây là công việc mang tính chất khoa học.
Theo điều dưỡng viên, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: đối với một Điều dưỡng viên chuyên nghiệp thì làm việc theo quy trình điều dưỡng chuẩn sẽ giúp người Điều dưỡng có thể đạt được hiệu quả cao trong công việc chăm sóc người bệnh.
Các bước của Quy trình kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản
Trong công tác chăm sóc Điều dưỡng đa khoa ở nước ta, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác định về chức năng nhiệm vụ của điều dưỡng ở các nước phát triển gồm 3 chức năng: chức năng chủ động, chức năng phụ thuộc và chức năng phối hợp.
Quy trình chăm sóc ở Việt Nam ta tiến hành 05 bước, đó là:
- Nhận định.
- Chuẩn đoán điều dưỡng
- Lập kế hoạch chăm sóc
- Thực hiện kế hoạch chăm sóc
- Đánh giá.
Nhiệm vụ và yêu cầu cụ thể của từng bước cụ thể như sau:
Bước 1. Nhận định người bệnh
Thu thập mọi thông tin về người bệnh. Cần tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, có thể tiếp xúc với gia đình người bệnh.Khai thác thông tin bao gồm tiền sử bệnh nhân, tiền sử thăm khám bệnh.
Nội dung nhận định phải bao gồm: Nhận định thực thể, tâm thần, cảm xúc, tình trạng kinh tế, xã hội, nhận định về tinh thần, văn hóa và môi trường.
Phương pháp thu thập thông tin: Phỏng vấn bệnh nhân và người nhà, thăm khám thực thể và dựa vào kết quả xét nghiệm.
Bước 2. Chuẩn đoán điều dưỡng
- Kết thúc phần nhận định người bệnh , người điều dưỡng phải đưa ra được các chẩn đoán điều dưỡng
- Chẩn đoán điều dưỡng là nêu lên vấn đề hiện tại hay tiềm tàng của người bệnh mà yêu cầu sự can thiệp của điều dưỡng để giải quyết cùng với nguyên nhân của nó nếu biết được.
Công thức viết chẩn đoán điều dưỡng:
Chẩn đoán điều dưỡng = Vấn đề cần chăm sóc + nguyên nhân( nếu biết)
Địa chỉ đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng uy tín nhất năm 2020
Bước 3. Lập kế hoạch chăm sóc
- Thiết lập mục tiêu.
- Đề xuất những vấn đề ưu tiên.
- Lập kế hoạch các hoạt động chăm sóc.
- Viết ra kế hoạch chăm sóc
Bước 4. Thực hiện chăm sóc
Thực hiện kế hoạch là hành động cần thiết để hoàn thành sự can thiệp của điều dưỡng đã vạch ra.
– Trên lý thuyết việc thực hiện kế hoạch chăm sóc tuân thủ theo các phần cấu thành quy trình Điều dưỡng, tuy nhiên trong trường hợp cấp cứu nó thực hiện ngay từ phần nhận định.
– Trong quá trình thực hiện kế hoạch, người Điều dưỡng nhận định lại người bệnh, thay đổi kế hoạch chăm sóc.
Bước 5. Đánh giá
- Có tiêu chuẩn đánh giá từng vấn đề (dựa vào mục tiêu), không được nói chung chung và dựa vào hỏi bệnh nhân.
- Đánh giá xem việc chăm sóc ở mức độ nào để kết thúc công việc, hoặc bổ sung hoặc thay đổi.
- Phải đánh giá kết quả, ghi tình trạng hiện tại, các số liệu.
- Lượng giá trong khi thực hiện, sau khi thực hiện và tái thẩm định lại.
Chú ý: khi nhận định thăm khám bệnh nhân và đánh giá sau khi chăm sóc thì phải ghi rõ số liệu tình trạng bệnh nhân để so sánh và đánh giá việc thực hiện cho bệnh nhân. ví dụ: sốt bao nhiêu độ.
Quy trình trên nằm trong Chương trình khung đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur. Với những thông tin được cung cấp từ các Điều dưỡng viên mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về công việc cũng như có định hướng học tập tốt nhất để có sở hữu hành trang tốt trên con đường chinh phục nghề Điều dưỡng.
Sự đánh giá này sử dụng để đánh giá cả mục tiêu trước mắt và lâu dài đồng thời cũng để xác định rõ nếu người bệnh có các vấn đề về sức khỏe mới phát sinh để tiếp tục can thiệp chăm sóc.