Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Tin Y tế giáo dục >> Theo đuổi ngành Y để làm giàu hay làm phúc?

Theo đuổi ngành Y để làm giàu hay làm phúc?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Nghề Y là ngành đặc thù nhiều người cho rằng nghề Y là nghề ‘hái ra tiền” nhưng chỉ có những người trong nghề mới có thể trả lời được cho câu hỏi: Theo đuổi ngành Y để làm giàu hay làm phúc?

Theo đuổi ngành Y để làm giàu hay làm phúc?

Theo đuổi ngành Y để làm giàu hay làm phúc?

Kiếm tiền trong ngành Y vất vả như thế nào?

Với các ngành nghề khác đa phần người lao động chỉ làm việc 8 tiếng/ngày nhưng đối với ngành y thì phải trực đêm thậm chí làm cả ngày nghỉ, lễ, tết. Ngành Y Dược vất vả nhưng ít người cảm thông với Thầy thuốc?

Trong thời buổi kinh tế thị trường quyết định mọi thứ, điều đó tạo áp lực rất lớn đến cuộc sống thường nhật của các Thầy thuốc dẫn đến họ phải làm thêm ngoài giờ để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

Cán bộ Y tế vất vả sau ca trực đêm tại bệnh viện.

Đã từng có ý kiến cấm nhân viên bệnh viện làm thêm ngoài giờ nhưng đã vấp phải sự phản đối khá gay gắt của các thầy thuốc, dư luận xã hội. Suy cho cùng nghề Y Dược thì cũng là nghề để mưu sinh như bao nghề khác. Cái khác của những người làm công tác ngành y là họ không được kiếm tiền bằng mọi giá mà chỉ được kiếm tiền trên sức lao động, trí tuệ sau hàng chục năm ngồi mài đũng quần trên Trường Đại học Y hoặc những năm tháng vất vả trên giảng đường Cao đẳng Y Dược.

Làm trong ngành Y sướng hay Khổ?

Tình trạng quá tải tại các bệnh viện thường xuyên xảy ra, cứ trung bình 1 Bác sĩ khám khoảng 70 bệnh nhân mỗi ngày. Mỗi bệnh nhân đến khám 1 lần và lại quay lại tái khám để kiểm tra kết quả điều trị nên Bác sĩ ngày làm việc 8 giờ không có thời gian ngơi nghỉ. Trong tình trạng công việc quá tải, mỗi tháng khám và kê đơn cho cả ngàn người bệnh nhưng chỉ cần thiếu sót 1 lỗi nhỏ cũng đủ gây phiền toái từ bệnh nhân, người nhà và bị cả xã hội ném đá. Một số sinh viên Truong Cao dang Duoc Sai Gon đi thực tế bệnh viện cho biết: Cứ tưởng làm trong ngành Y ngồi mát ăn bát vàng, không ngờ thực tế nghề y là nghề vất vả và nguy hiểm nhất.

Ngành Y vất vả vì đa phần các ngành nghề đều được nghỉ các dịp nghỉ lễ tết để đi chơi, du lịch cùng người thân nhưng với ngành Y thì không. Nhiều Bác sĩ muốn đi chơi du lịch với gia đình cũng không dám đặt tour du lịch trước, không dám đặt vé máy bay giá rẻ vì công việc nhiều khi không chủ động được. Bác sĩ sợ mua dịch vụ đặt trước rồi không huỷ được nên thường phải đi du lịch kiểu “nước đến chân mới nhảy”.

Tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Pasteur năm 2018

Tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Pasteur năm 2018

Đối với chị em phụ nữ thì thời gian làm việc kín lịch từ sáng đến chiều muộn, có chị kỹ thuật viên vật lý trị liệu tâm sự: Nhiều khi muốn đi học thêm văn bằng 2 Trung cấp Y sĩ đa khoa để nâng cao kiến thức về y lý cũng chẳng có thời gian. Còn các em điều dưỡng viên thì lúc nào cũng bận tối mặt tối mũi vào việc chăm sóc bệnh nhân theo Y lệnh Bác sĩ

Có em học chuyển đổi văn bằng 2 Cao đẳng điều dưỡng chia sẻ trên chuyên mực tin Y tế giáo dục: Làm ở bệnh viện bận bịu hơn có con mọn, đến thời gian trang điểm hay diện những bộ váy đẹp cũng không có, suốt ngày chỉ có chiếc áo trắng blouse. Hay những nữ Điều dưỡng có người nhà bị ốm đau cũng không được chăm sóc, thay vào đó là “hầu hạ” con nhà người.

Những điều trên đây cũng góp phần tạo nên stress đối với nhân viên y tế vì họ không chỉ bị áp lực quá lớn bởi công việc ngành y quá tải mà họ còn phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm từ các mầm bệnh trong bệnh viện, phải đối mặt cả với nguy cơ bị bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân bạo hành.

Chọn học ngành Y để làm giàu hay làm phúc?

Công việc của cán bộ ngành y gắn với Sinh – Lão – Bệnh – Tử nên nhiều người chọn học ngành y vì đây là ngành không bao giờ thất nghiệp. Đa số các ngành nghề khác sau 4 năm Đại học là có thể ra trường làm việc tương đối độc lập nhưng ngành y thì thời gian đào tạo lâu hơn, dài hơn, vất vả hơn và ra trường cũng chưa thể làm việc độc lập. Nếu học Đại học Y thì họ phải trải qua một thời gian khá dài để có kiến thức thực tế rồi tiếp tục đi học chuyên khoa, định hướng….đến khi có đủ kiến thức, kỹ năng và có thể làm việc độc lập rồi thì mới nghĩ đến chuyện làm thêm ngoài giờ, kiếm thêm thu nhập đưa tiền cho vợ mua sữa cho con. Với những bạn theo học Cao đẳng Y Dược tuy thời gian đào tạo ngắn hơn nhưng những năm tháng đi thực hành, thực tập ở bệnh viện, thực tập cộng đồng, đi thực tế ở xã, địa phương… cũng vất vả không kém. Dù học Trung cấp Y, lên Cao đẳng Y hay Đại học thì đã theo ngành Y thì không hề nhàn hạ gì.

Nghề Y là ngành đặc thù nên bạn đừng bao giờ lựa chọn ngành Y vì bị bắt buộc, hãy lắng nghe con tim từ bạn, hãy chọn học ngành y vì đam mê. Được khoác lên mình chiếc áo blouse để trở thành Thầy thuốc khám chữa bệnh, mang trọng trách thiêng liêng và cao cả của Nghề Y được cả xã hội coi trọng. Học ngành y phải có lương tâm, đạo đức và chỉ dành cho những ai tâm huyết, yêu nghề kiên trì mà thôi.

 

Check Also

Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm nhất vào giai đoạn nào?

Bệnh sốt xuất huyết thường trải qua nhiều giai đoạn. Vậy giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết là giai đoạn nào? Cần lưu ý điều gì khi chăm sóc người bị sốt xuất huyết?