Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Tin Y tế giáo dục >> Điểm qua những vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ

Điểm qua những vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bài viết tổng hợp và chia sẻ đến bậc phụ huynh những vấn đề tiêu hóa ở trẻ nhỏ thường gặp cùng nắm được qua thông tin dưới đây:

Điểm qua những vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ

Điểm qua những vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ

Đau bụng

Nguyên nhân gây cho trẻ bị đau bụng có thể không rõ ràng nó có thể là do: bị đói, mệt mỏi, hoặc chỉ là ăn quá no hoặc bị đầy hơi, khó tiêu hóa,… Trong hầu hết các trường hợp đau bụng ở trẻ mới biết đi như ở mực nhẹ sẽ không làm cho trẻ bị kém ăn hoặc ít chơi đi.

Trẻ bị đau bụng ở mức độ vừa phải, trẻ có thể nhăn nhó và kém hoạt động vui chơi hơn. Nhưng nếu một đứa trẻ nằm cong chân và khóc, có thể trẻ đang bị đau bụng dữ dội.

Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Không nên bỏ qua cơn đau bụng ở trẻ em, đặc biệt là khi cơn đau có đi kèm với các triệu chứng khác như: sốt, nôn, đại tiện phân có máu, đau ảnh hưởng đến giấc ngủ bị thức dậy trong đêm hoặc khi đi tiểu bị đau.

Khi trẻ có xuất hiện các triệu chứng kể trên , bố mẹ cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để tham khám loại trừ các bệnh lý ngoại khoa có thể xảy ra như: lồng ruột, viêm ruột thừa, tắc ruột… hoặc các bệnh lý nội khoa như: viêm tụy cấp, nhiễm trùng đường ruột, rối loạn tiêu hóa…

Không dung nạp Lactose

Lactose là loại đường có trong sữa và các sản phẩm được chế biến từ sữa. Không dung nạp Lactose ở trẻ có thể xuất hiện từ trẻ khi sinh ra hoặc phát triển trong một thời gian ngắn do bị nhiễm rotavirus hoặc nhiễm giardia. Nhiễm trùng gây tổn thương niêm mạc ruột nơi sản xuất ra enzyme. Tuy nhiên, khi niêm mạc ruột trở lại bình thường trong vòng ba đến bốn tuần, tình trạng không dung nạp đường lactose sẽ biến mất.

Một đứa trẻ bị không dung nạp đường lactose có thể đau bụng, thường xuyên ợ hơi, sôi bụng, đầy hơi và bị tiêu chảy sau khi uống sữa.

Để ngăn ngừa đau bụng do không dung nạp lactose ở trẻ em, có thể sử dụng sữa đậu nành thay thế cho sữa bò. Trong chế độ ăn uống cho trẻ cần bổ sung đầy đủ canxi cần thiết cho có thể. Trong trường hợp do Giardia gây tiêu chảy, cần điều trị kháng sinh kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý.

Táo bón ở trẻ em có thể được điều trị thông qua các biện pháp

Táo bón ở trẻ em có thể được điều trị thông qua các biện pháp

Táo bón

Táo bón là đi đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần, trẻ khó khăn khi đi đại tiện hoặc khối phân đại tiện to cứng. Tình trạng táo bón ở trẻ em hầu hết bắt đầu xuất hiện khi trẻ bắt đầu giai đoạn ăn thức ăn dạng đặc, hoặc khi bắt đầu đi học, sau khi thay đổi hoàn cảnh sống, người chăm sóc hoặc chế độ ăn uống hằng ngày thay đổi.

Một số triệu chứng ở trẻ mới biết đi khi bị táo bón: bắt chéo chân, đứng nhón chân, siết chặt mông để cố đi đại tiện. Táo bón có thể gây cho trẻ đau bụng, nứt kẽ hậu môn, đi ngoài phân có máu, lười biếng ăn và hoạt động kém hơn.

Táo bón ở trẻ em có thể được điều trị thông qua việc giáo dục, sửa đổi các hành vi, hình thành thói quen đại tiện. Điều dưỡng viên Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ: Ăn các loại thực phẩm có giàu chất xơ, bao gồm các loại ngũ cốc nguyên cám, mơ, táo, lê, dưa, đậu, súp lơ xanh, cà rốt, củ cải đường, súp lơ,… thường có hiệu quả với trẻ bị táo bón. Tập thói quen luyện tập thể thao, tăng hoạt động thể chất cho trẻ để giúp thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên và giảm táo bón.

Tiêu chảy

Tiêu chảy ở trẻ gây ra là do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Tiêu chảy cấp, thường được gọi là viêm dạ dày ruột cấp tính, biểu hiện là đi ngoài phân lỏng và nhiều lần hơn bình thường (>3 lần/ngày)

Trẻ mới biết đi bị tiêu chảy chủ yếu sẽ bị mất nước và mất điện giải. Trẻ nhỏ bị mất nước nhẹ có thể được điều trị bằng các giải pháp bù nước, bù điện giải bằng đường uống (ORS). Trường hợp tiêu chảy nặng kèm nôn ói và mất nước ở trẻ, không bù nước được bằng đường uống cần được đến tại các cơ sở y tê để theo dõi và điều trị.

Nguồn dieuduongdakhoa tổng hợp và chia sẻ

Check Also

Mẹ bầu cần lưu ý gì về dinh dưỡng trong 3 tháng đầu của thai kỳ?

Chế độ ăn uống bổ dưỡng trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là ...