Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Tin Y tế giáo dục >> Chăm sóc trẻ nhỏ bị tiêu chảy: nên và không nên ăn gì?

Chăm sóc trẻ nhỏ bị tiêu chảy: nên và không nên ăn gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (5 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Tuy là bệnh không mới nhưng việc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách để nhanh “cắt cơn” tiêu chảy, giúp trẻ hồi phục sức khoẻ thì không phải bố mẹ nào cũng biết.

Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách nhanh "cắt cơn" giúp trẻ hồi phục sức khoẻ

Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách nhanh “cắt cơn” giúp trẻ hồi phục sức khoẻ

Bù nước, điện giải

Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Bù nước, bù điện giải đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tiêu chảy, trẻ càng bị tiêu chảy nhiều thì càng phải uống bù lượng dịch và điện giải đã mất. Các loại dịch có thể chia làm 2 nhóm:

Các dung dịch chứa muối: Dung dịch oresol, nước cháo muối, nước cơm muối, các loại súp (rau quả, gà, thịt,…)

Các dung dịch không chứa muối: như nước sạch, nước trái dừa, nước ép hoa quả tươi không thêm đường.

Đối với trẻ còn bú mẹ: Cho trẻ bú mẹ nhiều lần hơn và kéo dài thời gian mỗi lần bú hơn. Cho trẻ uống thêm oresol sau mỗi lần bú mẹ. Bù dịch liên tục cho trẻ cho đến khi tình trạng tiêu chạy ngừng, cho trẻ uống thường xuyên chia thành từng ngụm nhỏ bằng thìa.

Nếu trẻ bị nôn, ngừng 10 phút sau đó cho trẻ tiếp tục uống nhưng chậm rãi hơn chế độ ăn.

Với trẻ ăn sữa công thức: Nên sử dụng sữa công thức có nồng độ đường lactose giảm ngay sau khi phụ đủ lượng nước và điện giải để đảm bảo cung cấp cho trẻ đủ năng lượng và yếu tố vi lượng cần thiết. Nếu trẻ thực sự không dung nạp được đường lactose thì tình trạng tiêu chảy sẽ diễn ra nặng hơn khi sử dụng sữa có đường lactose nên những trường hợp này phải dùng sữa không có đường lactose.

Đối với trẻ ăn bổ sung: Cần nhanh chóng tập quen cho trẻ dần lại với da dạng các loại thức ăn. Ăn theo ô vuông thức ăn đầy đủ thành phần gồm 4 nhóm chất: chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất đảm bảo cung cấp đủ năng lượng để bắt kịp và phục hồi lại tình trạng dinh dưỡng.

Cung cấp đủ cho trẻ các loại vitamin và khoáng chất đặc biệt là: vitamin A, kali và kẽm thông qua các loại thực phẩm giàu kẽm và kali tư nhiên. Thức ăn nên chuẩn bị dạng mềm nhuyễn, dễ tiêu và chia ăn thành nhiều bữa. Tránh ăn với khối lượng lớn vì gây tăng kích thích ở ruột.

Khi trẻ đã điều trị khỏi bệnh cần cho trẻ “ăn bù”, tăng thêm cho trẻ 1 bữa ăn so với bình thường trong 2 tuần để đảm bảo hồi phục lại cân nặng.

Bổ sung thực phẩm đúng cách trong giai đoạn trẻ bị tiêu chảy<

Bổ sung thực phẩm đúng cách trong giai đoạn trẻ bị tiêu chảy

Thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy

– Chuối: Tốt cho hệ tiêu hóa và hấp thụ của trẻ. Trong chuối có hàm lượng kali cao giúp cho bổ sung lại kali đã bị mất đi trong khi bị tiêu chảy. Chuối cũng giàu pectin và inulin là chất xơ hòa tan giúp cho việc hấp thu dịch trong lòng ruột.

– Gạo: Gạo có chứa ít chất xơ nên dễ tiêu hóa và hấp thu. Có thể dùng gạo để nấu thành bột, cháo, cơm hoặc rang gạo lên đun lấy nước cho trẻ uống bù dịch bị mất.

– Táo: là một thực phẩm dồi dào pectin, tuy nhiên chất xơ trong quả táo rất khó để ruột hấp thu. Khi táo được nấu chín thì sẽ dễ hấp thu hơn, nước táo nấu chín rất tốt cho việc hấp thu cũng như cung cấp pectin và các chất dinh dưỡng khác.

– Khoai tây: Vừa bổ sung nguồn tinh bột vừa bổ sung chất xơ hòa tan. Ngoài ra khoai tây còn chứa nhiều kali giúp bồi phụ đủ lượng kali đã mất khi trẻ bị tiêu chảy.

– Thịt: Thịt là nguồn dinh dưỡng rất tốt là nguồn cung cấp protein và các dưỡng chất quan trọng khác cho cơ thể như kẽm, vitamin…

– Sữa chua: các sản phẩm làm từ sữa nên hạn chế nhưng sữa chua thì khác. Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà NộiTrường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Sữa chua có chứa nhiều lactosebacillus acidophilus và bifidobacterium bifidum. Chúng là probiotic giúp cho sự cân bằng hệ vi khuẩn cho đường ruột.

Thực phẩm không nên dùng cho trẻ trong khi bị tiêu chảy

– Đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên, xào, rán: Những loại thực phẩm này có nhiều chất béo làm trẻ khó tiêu và làm giảm khả năng trống của dạ dày, nhiều chất béo còn gây ra tình trạng tăng co bóp ở ruột.

– Thực phẩm có nhiều đường và chất ngọt từ nhân tạo: Khi đường vào đại tràng làm gián đoạn các vi khuẩn đã nhạy cảm ở đó, làm tăng thẩm thấu nước gây ra tiêu chảy thêm.

– Sản phẩm làm từ sữa: phomai, kem, bơ không nên dùng cho trẻ bị tiêu chảy vì khi tiêu chảy, một lượng men lactase sẽ bị mất đi nên không tiêu hóa hết lượng đường lactose có trong sữa và sản phẩm làm từ sữa.

– Các thực phẩm sinh hơi: đậu đỗ, cải bắp, súp lơ, hành, cải xanh, nước ngọt có ga… làm trẻ bị đầy hơi, khó chịu, dễ no bụng nên ăn uống kém hơn.

dieduongdakhoa tổng hợp và chia sẻ

Check Also

Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm nhất vào giai đoạn nào?

Bệnh sốt xuất huyết thường trải qua nhiều giai đoạn. Vậy giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết là giai đoạn nào? Cần lưu ý điều gì khi chăm sóc người bị sốt xuất huyết?