Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có công văn đề nghị Bộ Y tế cho ý kiến thống nhất tỉ lệ sử dụng biệt dược gốc trong năm 2017 và 2018 theo xu hướng giảm.
- Trở thành Điều dưỡng viên giỏi đã bao giờ dễ dàng?
- Cao đẳng Điều dưỡng tại TPHCM năm 2017 thông báo xét tuyển
- Tuyển sinh liên thông Cao đẳng Điều dưỡng năm 2017
Siết chặt kê toa thuốc biệt dược gốc tại các bệnh viện
Quy định về việc sử dụng biệt dược gốc tại các bệnh viện
Đề xuất tỷ lệ sử dụng thuốc biệt dược gốc trong năm 2018 vừa được Bảo hiểm Xã hội Việt Nam gửi Bộ Y tế để xin ý kiến. Theo đó, bệnh viện tuyến trung ương thuộc Bộ Y tế, các Bệnh viện trực thuộc Bộ Quốc phòng như Bệnh viện trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Quân y 103, Viện Bỏng Lê Hữu Trác, Bệnh viện Quân y 175, Bệnh viện Y học cổ truyền quân đội, các bệnh viện trực thuộc Bộ Công an như Bệnh viện 198, Bệnh viện 30/4 và các cơ sở khám chữa bệnh tương đương đang sử dụng thuốc biệt dược gốc tỷ lệ cao phải điều chỉnh giảm với tỷ lệ tối đa bằng 30% tổng chi phí thuốc. Các bệnh viện còn lại đảm bảo tỷ lệ bằng năm 2016. (Thông tin được trung tâm truyền thông Cao đẳng Điều dưỡng cập nhật)
Với các bệnh viện tuyến tỉnh, tỷ lệ sử dụng thuốc biệt dược gốc tối đa bằng 5% tổng chi phí thuốc. Bệnh viện có tỷ lệ dùng đang thấp thì giữ nguyên, nơi cao điều chỉnh giảm bằng mức tối đa.
Riêng bệnh viện tuyến huyện không được sử dụng biệt dược gốc, kể cả các cơ sở y tế ngoài công lập.
Thực trạng sử dụng biệt dược gốc hiện nay và sự chỉ đạo của Chính phủ
Biệt dược gốc là thuốc do các công ty dược phát minh, sáng chế đầu tiên, trải qua quy trình nghiên cứu, thử nghiệm (trên động vật, trên người) đến khi cấp phép ra thị trường mất 8-12 năm. Thời hạn bảo hộ bản quyền biệt dược gốc thường 7-10 năm hoặc hơn tùy loại thuốc. Khi các thuốc này hết hạn bảo hộ bản quyền, các công ty dược khác có thể lấy công thức, quy trình đó để sản xuất mà không phải qua giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm, được gọi là thuốc generic. Trong đó, thuốc generic nhóm một là thuốc đáp ứng theo tiêu chuẩn cao nhất.
Thực trạng sử dụng biệt dược gốc hiện nay và sự chỉ đạo của Chính phủ
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chi phí sử dụng thuốc biệt dược gốc trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2016 là hơn 8.000 tỷ đồng, bằng 26% tổng chi phí thuốc. Trong đó, tỷ lệ sử dụng thuốc biệt dược gốc tại bệnh viện tuyến trung ương là 47% tổng chi phí thuốc, tuyến tỉnh 24% và tuyến huyện 7%. Chi phí thuốc biệt dược gốc hết hạn bản quyền có 1-3 loại thuốc generic nhóm một thay thế trở lên là gần 3.000 tỷ đồng. Sắp tới danh mục thuốc biệt dược gốc hết hạn bản quyền tăng lên.
Hiện có 698 thuốc biệt dược gốc, trong đó 447 thuốc hết hạn bảo hộ độc quyền. Trong số thuốc hết hạn bảo hộ độc quyền, có 81 thuốc có từ ba loại thuốc generic nhóm một, 185 thuốc có hai loại generic nhóm một.
Để giải quyết các bất cập trên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế phối hợp với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam sửa đổi, bổ sung quy định về việc mua thuốc biệt dược gốc đã hết bản quyền để giảm giá thuốc thông qua đấu thầu rộng rãi với các thuốc thuộc Nhóm 1 đã có nhiều số đăng ký đáp ứng yêu cầu điều trị theo danh mục do Bộ Y tế công bố.
Biệt dược gốc là những thuốc được các công ty dược sáng chế đầu tiên, trải qua nhiều khâu kiểm duyệt khắt khe về nghiên cứu thử nghiệm, Do đó các biệt dược gốc thường thực sự có giá trị khoa học và có tác dụng điều trị bệnh một cách hiệu quả, tuy nhiên giá thành cao. Sau khi hết thời hạn sở hữu độc quyền của nhà sản xuất ban đầu (thường là 20 năm), các hãng dược khác đã nghiên cứu, tìm kiếm cách bào chế sao cho khi uống viên thuốc vào thì nồng độ của dược chất được đảm bảo đúng với nghiên cứu gốc, từ đó có tác dụng sinh học tương đương. Các thuốc này được gọi là thuốc thứ cấp (generic).
Nguồn: dieuduongdakhoa.com