Quy trình điều dưỡng chung gồm 5 bước là nhận định, chẩn đoán, lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện kế hoạch chăm sóc và đánh giá, tuy nhiên có nhiều học thuyết Điều Dưỡng khác nhau đang được áp dụng trong thực hành điều dưỡng.
Học thuyết Florence Nightingale là quá trình thực hành của Florence Nightingale được xem như mô hình học thuyết và khái niệm cho ngành Điều dưỡng.
Nightingale đã dùng môi trường như một phương tiện để điều dưỡng chăm sóc người bệnh. Điều dưỡng cần biết tất cả môi trường ảnh hưởng bệnh tật, tận dụng các môi trường quanh người bệnh tác động vào việc chăm sóc. Môi trường bao gồm không khí trong lành, ánh sáng, sức nóng, sạch sẽ, yên tĩnh, vệ sinh cá nhân lồng ghép vào điều dưỡng và điều trị. Học thuyết này đến nay vẫn còn giá trị trong thực hành điều dưỡng, kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, quản lý các nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn, đề cao vệ sinh môi trường.
Học thuyết Peplau ám chỉ mối quan hệ gắn bó giữa điều dưỡng và người bệnh cần được xác định và học thuyết này cũng chỉ rõ quy trình lồng ghép, kết quả của sự lồng ghép này. Người bệnh là khách hàng, là một cá thể, họ có những nhu cầu cá nhân và điều dưỡng là người đáp ứng cho người bệnh trong mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân để chăm sóc người bệnh. Mục tiêu của điều dưỡng là hướng dẫn cho người bệnh và gia đình giúp đỡ người bệnh đạt được việc tự chăm sóc cho chính mình. Người điều dưỡng cố gắng phát triển mối quan hệ mật thiết với người bệnh. Điều dưỡng là người cung cấp dịch vụ, là người tư vấn và là người đại diện cho người bệnh.
Học thuyết này chỉ dẫn quy trình trong mối quan hệ điều dưỡng – người bệnh là:
Định hướng.
Xác định vấn đề.
Giải thích.
Cam kết thực hiện.
Học thuyết Henderson chỉ ra, Điều Dưỡng chính là sự hỗ trợ cho người bệnh hoặc người khỏe mạnh nếu họ có khả năng hoạt động để hồi phục, giữ gìn sức khỏe hoặc có chết cũng được chết một cách nhẹ nhàng. Mục tiêu của điều dưỡng là sớm giúp người bệnh đạt được tính độc lập càng sớm càng tốt. Học thuyết Henderson chỉ ra 14 nhu cầu cơ bản cho người bệnh:
Hô hấp bình thường.
Ăn uống đầy đủ.
Chăm sóc bài tiết.
Ngủ và nghỉ ngơi.
Vận động và tư thế đúng.
Mặc quần áo thích hợp.
Duy trì nhiệt độ cơ thể.
Vệ sinh cơ thể.
Học thuyết Orem chỉ ra rằng việc điều dưỡng viên cần chú ý tới việc hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc. Orem khẳng định người bệnh cần được hướng dẫn, chỉ dẫn cách thức để tự họ làm, người bệnh sẽ thích thú vì thấy đời sống của họ vẫn còn có ý nghĩa, sức khỏe dần dần, từng bước được nâng cao. Mục tiêu của học thuyết này là giúp người bệnh có năng lực tự chăm sóc.
Có 3 mức độ để người bệnh có thể tự chăm sóc bản thân như sau:
Phụ thuộc hoàn toàn: người bệnh không có khả năng tự chăm sóc, theo dõi và kiểm soát các hoạt động hàng ngày của mình và phải nhờ vào điều dưỡng, người chăm sóc trực tiếp cho họ.
Phụ thuộc một phần: khi người bệnh có hạn chế về việc tự chăm sóc, điều dưỡng cung cấp, giúp đỡ việc chăm sóc một phần cho họ.
Không cần phụ thuộc: người bệnh tự chăm sóc, điều dưỡng hướng dẫn, tư vấn cho họ tự làm.
Học thuyết Betty Newman (1995) xác định điều dưỡng chăm sóc toàn diện cho con người. Người điều dưỡng nhận định, quản lý và đánh giá hệ thống khách hàng. Hoạt động điều dưỡng bao gồm 3 mức độ: phòng ngừa cấp I, II và III.
Phòng ngừa cấp I (ban đầu): ngay khi con người phát hiện có vấn đề liên quan, nguy cơ bệnh tật họ có thể có và cần được can thiệp ngay.
Phòng ngừa cấp II: khi có những triệu chứng, dấu hiệu có bệnh, cần có kế hoạch chăm sóc điều trị sớm, không để bệnh nặng thêm.
Phòng ngừa cấp III: bệnh rõ ràng cần tích cực chăm sóc điều trị không để bệnh tái phát và không để lại di chứng, thông qua giáo dục người bệnh và hỗ trợ phòng ngừa.
Tiến sĩ Y khoa Mai Mạnh cho biết, hiện nay chương trình Tuyển sinh Cao đẳng Điều Dưỡng thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được hàng ngàn lượt học sinh tốt nghiệp THPT đăng ký học tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn địa chỉ số 215 D+E Nơ Trang Long – Quận Bình Thạnh – Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đăng ký xét tuyển trực tuyến https://duocsaigon.edu.vn/dang-ky-truc-tuyen
Điện thoại tư vấn: 07.6981.6981 – 09.6881.6981. Zalo: 09.6881.6981