Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Sức Khoẻ Làm Đẹp >> Nhận biết dấu hiệu và điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em

Nhận biết dấu hiệu và điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cần phải nhận biết sớm và có phương pháp điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em, vì bệnh này rất nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong ở trẻ em nhiều nhất trên thế giới.

Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn viêm phổi bị gây ra bởi những nguyên nhân như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, bệnh lý này rất nặng đối với trẻ em. Vì vậy, các bệnh phụ huynh cần phải phải biết cách nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh viêm phổi để sớm có biện pháp điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em khi không may bị mắc phải căn bệnh này.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phổi ở trẻ em

Bệnh viêm phổi ở trẻ em rất nguy hiểm, gây nhiều tổn hại cho sức khỏe của trẻ em và có nguy cơ tử vong cao. Nên cần nhận biết sớm để có những biện pháp điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em kịp thời, hạn chế nguy hiểm cho trẻ em.  Nên khi thấy trẻ có những triệu chứng như Ho, sốt, thở nhanh hơn bình thường, khó thở, biếng ăn và thấy đau khi hít vào thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ hoặc tới các trung tâm y tế gần để khám. Các bác sĩ sẽ theo dõi nhịp thở và bạn có thể học cách đếm nhịp thở của trẻ khi trẻ ngủ yên. Kéo áo của trẻ lên quan sát bụng, mỗi lần bụng nhô lên rồi hụp xuống tính là một nhịp, tính trong vòng 1 phút (chỉ đếm nhịp thở khi trẻ không sốt hoặc có sốt nhẹ). Trẻ có nhịp thở trên 60 lần/ 1 phút (trẻ dưới 2 tháng), trên 50 lần (với trẻ 2- 12 tháng), trên 40 lần(với trẻ 1-5 tuổi) gọi là thở nhanh. Kèm theo thở nhanh là triệu chứng ho và sốt thì khả năng trẻ đã bị mắc bệnh viêm phổi. Cần đếm nhịp thở lại vài lần cho chắc chắn.

Do khả năng gây tử vong cao nên việc điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em cần phải được phát hiện và điều trị sớm nhất. Vì vậy, khi thấy trẻ bị mắc các dấu hiệu viêm phổi cần đưa đến gặp bác sĩ nhi khoa ngay. Bệnh viêm phổi ở trẻ em cực kì nguy hiểm khi thấy trẻ nên các bậc phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan khi không có đầy đủ kiến thức về y học, nên khi trẻ có triệu chứng như da tái nhợt, rất khó thở, thở rên, trẻ rất mệt mỏi cần gọi cấp cứu ngay để hỗ trợ kịp thời tránh trường hợp xấu.

Ở mỗi độ tuổi, mức độ bệnh và phương pháp điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em cũng khác nhau. Do tác nhân gây bệnh viêm phổi chủ yếu do vi khuẩn và virus nên khi trẻ nhỏ tuổi hoặc bệnh rất nặng thì cần phải nhập viện điều trị. Cụ thể các đối tượng viêm phổi cần nhập viện gồm: Tất cả trẻ dưới 3 tháng có biểu hiện bị viêm phổi, Trẻ trên 3 tháng viêm phổi sốt trên 38,5 độ C. Trẻ bị suy hô hấp ở mức trung bình đến nặng (có nhịp thở trên 70 lần ở trẻ dưới 1 tuổi, trên 50 lần với trẻ lớn, khó thở nặng, lồng ngực co lõm, cánh mũi phập phồng,…), trẻ bị tím tái, ngưng thở, mất nước, bỏ bú.

Các biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, câu nói đặc biệt đúng với căn bệnh viêm phổi. Đối với điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em thì việc chủ động phòng chống các nguy cơ bị mắc bệnh là tốt nhất đối với trẻ nhỏ. Vì khi mắc bệnh sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé. Các bậc phụ huynh cần thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh viêm phổi cho bé như:

  • Tránh xa khói thuốc lá và cách ly trẻ với những người có biểu hiện bị viêm đường hô hấp.
  • Có loại vắc xin có thể ngừa viêm phổi dựa trên tác nhân gây bệnh: vắc xin ngừa phế cầu, ngừa Hib, ho gà, sởi, cúm,…
  • Luôn rửa tay cho trẻ bằng xà bông để diệt mọi vi khuẩn.
  • Bổ sung kẽm vào cơ thể cho trẻ có thể ngừa được nhiễm trùng hô hấp. Trong trường hợp này cần phải hỏi ý kiến tư vấn từ bác sĩ để được kê đơn và hướng dẫn liều dùng.

Phương pháp chăm sóc và điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em

Khi chăm sóc trẻ bị mắc bệnh viêm phổi tại nhà các bậc phụ huynh cần lưu ý những điều sau:

Hiện nay, trẻ bị viêm phổi được điều trị bằng kháng sinh nên trẻ sẽ mệt và bị ho trong vài tuần đầu tuần, nên các bậc phụ huynh cần chú ý chăm sóc cho trẻ thật tốt, giữ cho trẻ thấy thoải mái, cho trẻ uống nhiều nước với từng lượng nhỏ để không mất nước, để trẻ nghỉ ngơi nhiều. Nên cho trẻ trẻ uống sữa, cung cấp đủ chất dinh dưỡng qua các món dễ ăn như cháo hoặc soup. Theo dõi nước tiểu của bé, nếu thấy nước tiểu vàng là bé đang bị thiếu nước. Bệnh viêm phổi ở trẻ em là bệnh đường hô hấp nên bạn cần vệ sinh mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý, dạng xịt phun sương và lấy nhầy mũi ra bằng bấc.

Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết khi điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em không sử dụng các thuốc có tác dụng giảm ho vì thuốc sẽ có những tác dụng không mong muốn, có thể khiến trẻ nặng hơn. Chúng ta cần hiểu ho là phản xạ tự nhiên để bảo vệ đường hô hấp, nó giúp tống đờm và vi khuẩn ra khỏi cơ thể và làm sạch đường hô hấp, bệnh nhanh khỏi. Mọi biện pháp giảm ho đều sẽ gây hại hơn cho trẻ, chỉ một số ít trường hợp cần thuốc giảm ho do bác sĩ chỉ định.

Nếu điều trị tại nhà thấy trẻ hết sốt, dễ thở hơn , ăn khá hơn thì chứng tỏ điều trị đúng cách, nếu không thấy trẻ tốt hơn sau 2 ngày điều trị thì nên gọi bác sĩ để có điều chỉnh phù hợp.

Bệnh viêm phổi ở trẻ em có thể gây nên các biến chứng rất nguy hiểm nếu điều trị muộn hoặc điều trị không đúng cách, vi khuẩn độc lực quá mạnh thì điều trị sẽ khó khăn và có thể dẫn tới các nguy cơ tử vong cao. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải có sự chủ động trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em. Khi thấy trẻ có các dấu hiệu mắc bệnh viêm phổi cần lập tức đưa trẻ bác sỹ hoặc các trung tâm y tế gần nhất để chuẩn đoán kiểm tra và điều trị kịp thời không để trẻ bị phát bệnh nặng.

Check Also

Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm nhất vào giai đoạn nào?

Bệnh sốt xuất huyết thường trải qua nhiều giai đoạn. Vậy giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết là giai đoạn nào? Cần lưu ý điều gì khi chăm sóc người bị sốt xuất huyết?