Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Tin Y tế giáo dục >> Lợi ích của rau khoai lang với bệnh ung thư

Lợi ích của rau khoai lang với bệnh ung thư

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Rau khoai lang chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học tác dụng chống oxy hóa, chống ung thư, bảo vệ gan, điều hòa đường huyết và lipid máu.

Rau khoai lang là loại rau thường được sử dụng trong bữa ăn của nhiều gia đình.

Rau khoai lang có chứa nhiều chất dinh dưỡng: Vitamin B, C, E, β-caroten, biotin… và các hợp chất có hoạt tính sinh học trong rau khoai lang rất được quan tâm nhờ tác dụng chống oxy hóa, chống ung thư, bảo vệ gan, điều hòa đường huyết và lipid máu.

Thông tin từ Bác Sĩ Giảng Viên Lê Trọng Phương đang giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y Dược Nam Định cho biết, các chất đặc tính chống oxy hóa trong rau khoai lang là nhờ các dẫn xuất của axit caffeoylquinic, quercetin, anthocyanin…

Nghiên cứu cho thấy sử dụng 200g rau khoai lang trong một đến hai tuần giúp giảm quá trình oxy hóa lipid và DNA, tăng glutathione trong máu, cải thiện khả năng chống oxy hóa trong huyết tương.

Các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất từ lá khoai lang có tác dụng chống ung thư ruột kết, vú, tiền liệt tuyến, đại trực tràng, cơ chế là nhờ các polyphenol và anthocyanin điều chỉnh chu kì tế bào. Cảm ứng gây chết tế bào, giảm tăng sinh thành mạch. IbACP là peptit 16 acid amin đc tách chiết từ rau khoai lang cũng cho thấy có khả năng ức chế dòng ung thư tuyến tụy. Những nghiên cứu thí nghiệm trên động vật và người cũng cho thấy hoạt tính chống ung thư của các hợp chất trên.

Bác Sĩ Giảng Viên đang giảng dạy tại Trường đại học Lương Thế Vinh cho hay. Tại châu Phi và Indonesia, rau khoai lang còn được sử dụng làm bài thuốc truyền thống để điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Một số nghiên cứu mô hình trên chuột đã ghi nhận tác dụng làm giảm lipid máu và chống xơ vữa mạch máu của lá khoai lang. Cơ chế là do các chất xơ không hòa tan trong lá khoai lang cản trở sự hấp thu lipid ở ruột non.

Các hợp chất flavonoid và quercetin trong lá khoai lang làm giảm sự hấp thu acid béo trong ruột thông qua điều chỉnh các enzym khác nhau liên quan đến chuyển hóa lipid và sự biểu hiện của các yếu tố phiên mã liên quan đến tổng hợp chất béo trung tính và cholesterol. Quercetin còn giảm hoạt động của lipase tuyến tụy, ức chế sự hấp thu cholesterol và triglycerid thông qua chất vận chuyển cholesterol và acid béo ở biểu mô.

Đối với tình trạng đường huyết cao, các flavonoid trong lá khoai lang có thể thúc đẩy sự hấp thụ glucose ở mô ngoại vi và tăng cường bài tiết insulin, giảm tình trạng tự hủy của tế bào β tuyến tụy. Ngoài ra, quercetin kích hoạt tái tạo tế bào β trong tuyến tụy, gây tăng tiết insulin. Kết quả là, con đường tế bào liên quan đến bài tiết insulin sẽ được kích thích, làm giảm khả năng kháng insulin, giúp chống lại bệnh tiểu đường. Tác dụng này đã được chứng minh trong nhiều thí nghiệm động vật.

Tuy nhiên, nồng độ các chất có hoạt tính sinh học khác nhau giữa lá của các loại khoai lang, thời điểm thu hoạch và cách nấu nướng. Trong đó, hấp là phương pháp nấu hiệu quả nhất để duy trì mức polyphenol và hoạt động chống oxy hóa của lá khoai lang.

Check Also

Các thay đổi về mắt cần lưu ý trong thời kỳ mang thai

Khi mang thai, có một số thay đổi bình thường và bất thường ảnh hưởng ...