Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Tin Y tế giáo dục >> Những lưu ý từ bác sĩ giúp bạn có một hệ tim mạch khỏe

Những lưu ý từ bác sĩ giúp bạn có một hệ tim mạch khỏe

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh tim mạch đang ngày một cao vậy cần làm gì để tốt cho tim mạch? Vậy cần ăn uống và sinh hoạt như thế nào để ngăn ngừa và điều trị các bệnh liên quan về tim mạch…

Nên làm gì để tốt cho tim mạch?

Theo các Giảng viên Cao đẳng điều dưỡng Sài Gòn cho biết những cách nên làm để giúp hệ tim mạch khỏe mạnh như sau:

Thay thế dầu từ mỡ động vật thành thực vật

Việc sử dụng quá nhiều mỡ động vật kể cả dâu ăn hằng ngày làm tăng lượng cholestorol trong máu lên gây sức ép cho tim.

Theo một nghiên cứu cho thấy, người sử dụng dầu ăn từ thực vật như dầu oliu làm giảm 35% nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch so với người bình thường ăn dầu ăn từ mỡ động vật. Bên cạnh đó các loại dâu như dầu hạnh nhân, lúa mạch, đậu nành còn rất tốt cho sức khỏe không chỉ tim mạch.

Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Chỉ số đường huyết là tiêu chuẩn để phân loại lượng carbohydrate có trong thực phẩm. Chỉ số đường huyết cao sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch, tăng huyết áp, thừa cân, tăng lượng cholesterol, mỡ bụng, nguy cơ mắc đái tháo đường, tiểu đường, gan nhiễm mỡ…

Chỉ số đường huyết thấp thường có trong những thực phẩm như gạo lứt, các loại đậu… và chỉ số này cao trong khoai tây, bánh kẹo ngọt, nước có gas…

Giảm lượng thịt trong khẩu phần ăn

Khi cơ thể hấp thu quá nhiều protein có trong thịt sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch, các vấn đề chuyển hóa như cân nặng, huyết áp, cholestorol, gan mỡ…

Đặc biệt thịt và các loại thực phẩm làm sẵn, đã qua chế biến như thịt muối, xúc xích, thịt hun khói, đã lên men… những thực phẩm này làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành, xơ vữa, đái đường. Nên xen kẻ các loại hải sản, cá trong khẩu phần ăn.

Giảm thiểu stress

Theo bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn Việc suy nghĩ, áp lực và stress liên tục sẽ làm ảnh hưởng lớn đến hệ tim mạch, làm tăng huyết áp và tăng lượng máu đến các cơ quan gây ảnh hưởng đến cơ tim và hoạt động.

Cần phải thư giãn và làm việc hài hòa, giảm thiểu suy nghĩ tích cực và nghỉ ngơi hợp lý. Tránh việc tích tụ quá nhiều áp lực bằng cách tập yoga và thể dục…

Bổ sung trái cây

Bổ sung thêm nhiều trái cây trong ngày sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch đến 40%. Nên ăn trực tiếp trái cây thay vì ép ra làm giảm lượng chất xơ và tăng chỉ số đường huyết.

Sử dụng trà hoặc café mỗi ngày

Theo nghiên cứu trong trà và café chứa một lượng oxy hóa lớn giúp bảo vệ tim mạch và tốt cho cơ thể. Sử dụng từ 1-2 cốc mỗi ngày rất tốt cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Ăn nhiều cá

Trong cá chứa nhiều omega 3, a-xít béo, là những a-xít có lợi cho cơ thể và cho tim mạch, đặc biệt DHA và EPA làm giảm triglyceride. Chất này gây hại cho tim mạch.

Những chất có lợi trong cá thường có nhiều trong cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ… thường được bổ sung trong các sản phẩm chức năng. Theo nghiên cứu mỗi tuần dùng 2-3 bữa cá rất tốt cho tim mạch.

Hoạt động thể dục thể thao

Theo thống kê từ trang tin tức y dược, tập thể dục thường xuyên tối thiểu 30 phút mỗi ngày giúp bảo vệ cơ thể khỏi các loại bệnh thông thường cũng như giúp giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nguy cơ tử vong.

Việc luyện tập thể dục thể thao thường xuyên còn giúp điều hòa nhịp tim, điều hòa huyết áp, tăng cholesterol tốt, loại bỏ các cholestorol xấu…

Giảm stress

Việc hoạt động và làm việc quá sức, suy nghĩ quá nhiều và áp lực trong cuộc sống cũng như công việc ảnh hưởng rất nhiều và tiêu cực đến sức khỏe nói chung cũng như tim mạch nói riêng.

Cần phải kết hợp khoa học giữa làm và thư giãn, kết hợp nghỉ ngơi va ngủ đầy đủ, uống đủ nước để giảm thiểu căng thẳng.

Check Also

Biến chứng của sốt xuất huyết và những tác động đến sức khỏe

Biến chứng của sốt xuất huyết có thể gây nguy hại lớn và khó khăn trong việc kiểm soát tình trạng bệnh. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng để hạn chế những rủi ro đối với sức khỏe.