Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Tin Y tế giáo dục >> Chuyên gia dinh dưỡng tư vấn: ăn dặm quá sớm trẻ dễ mắc bệnh tiêu hóa

Chuyên gia dinh dưỡng tư vấn: ăn dặm quá sớm trẻ dễ mắc bệnh tiêu hóa

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo vấn để trẻ ăn dặm quá sớm dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa, cha mẹ cần nên cân nhắn điều này trước khi cho trẻ ăn dặm quá sớm với tuổi quy định.

Ăn dặm quá sớm trẻ dễ mắc bệnh tiêu hóa

Ăn dặm quá sớm trẻ dễ mắc bệnh tiêu hóa

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng cho trẻ ăn dặm sớm để bổ thực phẩm dinh dưỡng sẽ giúp con nhanh cứng cáp và tăng cân. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, ăn dặm quá sớm trẻ dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, cha mẹ nên cân nhắc điều này.

Không nên cho ăn dặm bổ sung thực phẩm quá sớm

Chuyên mục Tin tức y tế cập nhật theo chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ: độ tuổi trẻ nên ăn dặm bắt đầu từ sau 6 tháng tuổi. Còn thời gian trước đó sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của tre trẻ hoàn toàn nên bú mẹ và trẻ không cần uống nước vì trong sữa mẹ không những đã đủ chất dẫn mà còn có kháng khuẩn, có thể làm sạch được đường ruột. Và đó là cách nuôi con tốt nhất của mẹ.

Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều trường hợp mẹ bỉm sửa bị thiếu sữa hoặc có vấn đề về sức khỏe mà không thể cho con bú hoàn toàn bằng sửa mẹ được thì cần phải cho ăn bổ sung thực phẩm (có trường hợp ăn dặm từ 3 tháng tuổi). Và cũng theo đó, một số cha mẹ khác lại nghĩ rằng việc cho trẻ ăn bổ sung sớm cho sẽ giúp con nhanh cứng cáp và tăng cân.

Chuyên gia dinh dưỡng cũng chia sẻ thêm: không nên cho trẻ ăn bổ sung thực phẩm quá sớm, nếu ăn bổ sung quá sớm khiến trẻ gặp hàng loạt những vấn đề về tiêu hóa, bởi hệ tiêu hóa của trẻ em chưa hoàn chỉnh.  Mặc khác, nếu việc cho ăn và bổ sung thực phẩm ăn dặm sai cách thì càng gây ra những hậu quả nặng nề hơn.

Việc cho trẻ ăn bổ sung thực phẩm ăn dặm cần phải đảm bảo 2 nguyên tắc rất quan trọng, đó là: Ăn từ ít đến nhiều, ăn từ dạng lỏng đến đặc. Ý nghĩa của việc cho trẻ ăn dặm theo nguyên tác ăn từ ít đến nhiều là để xem cơ thể trẻ có phản ứng như thế nào với loại thực phẩm được cung cấp đó, có dung nạp hay không. Và cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc để hệ tiêu hóa của trẻ quen dần dần với thực phẩm

Chuyên gia dinh dưỡng lưu ý như sau trong thời gian cho trẻ ăn dặm: là khi cho trẻ ăn bổ sung, cha mẹ nên lưu ý sự phát triển của trẻ. Nếu chế độ ăn áp dụng cho trẻ là đúng thì đồng nghĩa với việc trẻ phát triển tốt; còn người lại thì cha mẹ cần phải xem lại và điều chỉnh chế độ ăn dặm cho trẻ phù hợp hơn.

Theo đó, khi trẻ đã bắt đầu làm quen được với việc bổ sung dinh dưỡng bằng cách ăn dặm, cha mẹ cũng cần chú trọng tới giờ giấc ăn, vì cơ thể con người cứ đúng giờ ăn là sẽ tiết ra dịch vị, nếu ăn sai giờ thì cơ thể không tiết ra dịch vị, gây hại cho đường tiêu hóa.

Khi bé được 6 tháng tuổi thì cha mẹ nên tập cho con ăn dặm

Khi bé được 6 tháng tuổi thì cha mẹ nên tập cho con ăn dặm

Cha mẹ tập ăn dặm cho trẻ khi bé được 6 tháng tuổi

Theo chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ: Khi bé được 6 tháng tuổi thì cha mẹ nên tập cho con ăn dặm. Lúc đầu chỉ cho trẻ ăn 1 – 2 bữa thậm chí chỉ vài thìa/ngày cho trẻ tập làm quen với bữa ăn dặm, sau đó tăng dần lên tùy theo khả năng ăn của cháu. Thức ăn lúc đầu xay nhuyễn, sau thì băm nhỏ, càng tập cho bé ăn thô sớm càng tốt, lúc đầu có thể ăn bột loãng, hoặc cháo xay ăn thịt trứng trước, khi 7  tháng ăn tôm, cua cá.

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ thêm: Giai đoạn này bát bột của trẻ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm: Bột – đường (có trong tinh bột gạo); đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua); chất béo (dầu, mỡ); vitamin và khoáng (trong các loại rau, củ). Để có thực đơn cụ thể, cha mẹ cũng nên đến Viện Dinh dưỡng để được các bác sĩ tư vấn cụ thể hơn.

Check Also

Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí đau thận trái hiệu quả

Đau thận trái có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý khác nhau. Thường thì, ...