Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Tin Y tế giáo dục >> Chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh suy tim sống khỏe

Chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh suy tim sống khỏe

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Đối với người bệnh suy tim bên cạnh việc tuân thủ điều trị của bác sĩ là điều tất yếu ngoài ra bệnh nhân xây dựng và thực hiện chế độ ăn dinh dưỡng và rèn luyện thể chất phù hợp.

Chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh suy tim sống khỏe

Chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh suy tim sống khỏe

Người bệnh suy tim nên ăn gì?

Người mắc bệnh suy tim, bên cạnh việc tuân thủ điều trị của bác sĩ thì cần phải đảm bảo một chế độ ăn uống dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng trong điều trị bệnh suy tim. Về dinh dưỡng đối với người bệnh suy tim cần phải có nguyên tắc phân chia những thực phẩm nên ăn và cũng có những thực phẩm cần hạn chế. Theo đó, chuyên mục Tin y tế giáo dục chia sẻ những thực phẩm người mắc bệnh suy tim nên lựa chọn để cải thiện sức khỏe cụ thể như sau:

Các loại thực phẩm giàu chất xơ và có giá trị dinh dưỡng cao như: ngũ cốc, đặc biệt là ngũ cốc nguyên, với hàm lượng chất xơ cao sẽ giúp tiêu hóa tốt; kiểm soát lượng đường trong máu; điều hòa huyết áp và tốt cho sức khỏe tim mạch.

Bổ sung các loại thực phẩm giàu đạm ít béo người bệnh nên ăn thịt nạc, gia cần, cá hoặc là nhưng thực phẩm được như: trứng, sữa ít béo, dầu hạt cải, đậu nành,… thực phẩm được chế biến nguồn đạm ít béo.

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược HCM cho biết: Người bệnh suy tim thường sử dụng thuốc lợi tiểu nên làm giảm lượng kali trong cơ thể.

Chế độ ăn của người bệnh suy tim nên bổ sung các thực phẩm giàu kali

Chế độ ăn của người bệnh suy tim nên bổ sung các thực phẩm giàu kali

Ăn thực phẩm giàu kali để bổ sung kali trong cơ thể: thịt lợn nạc, đỗ các loại, khoai tây, khoai lang, cà chua, bắp cải, bông cải xanh, bơ, nho, chuối… Trong cơ thể, kali trong giúp cơ thể điều hòa cân bằng nước và điện giải, giúp duy trì hoạt động của cơ bắp, tiêu hóa, tiết niệu, đặc biệt là hoạt động của hệ tim mạch. Tác dụng của chế độ ăn giàu kali: hạ huyết áp, làm giảm nguy cơ đau tim.

Cùng một số loại rau quả, trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất như: rau chân vịt, rau đay, mồng tơi; khoai củ; cam; dưa hấu; dâu tây… là thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa tự nhiên tốt cho sức khỏe tim mạch. Một số trái cây tốt đối với bệnh tim mạch như trái bưởi có thể làm giảm mỡ trong máu, cà chua có thể giảm nguy cơ bị tai biến mạch máu não…

Ngoài việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng ưu tiên các thực phẩm tốt cho sức khỏe, người bệnh suy tim nên thực hiện lối sống lành mạnh, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Người bệnh có thể tập vận động nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, tập yoga… để cải thiện tình trạng sức khỏe, góp phần làm giảm hoặc chậm lại quá trình suy tim.

Thực hiện lối sống khoa học đối với bệnh nhân suy tim là vô cùng quan trọng

Thực hiện lối sống khoa học đối với bệnh nhân suy tim là vô cùng quan trọng

Người bệnh suy tim cần xây dựng một lối sống khoa học

Việc xây dựng và thực hiện lối sống khoa học đối với bệnh nhân suy tim là vô cùng quan trọng, trong đó cần duy trì cân nặng lý tưởng, tránh căng thẳng, lo âu, stress. Không hút thuốc lá, không uống rượu. Việc theo dõi kiểm tra cân nặng mỗi ngày rất quan trọng.

Buổi sáng trước khi ăn, sau khi đã đi vệ sinh là thời điểm thích hợp cho việc kiểm tra cân năng của bản thân: Nếu thấy tăng cân trên 1 đến 1kg rưỡi/ngày hoặc trên 2kg rưỡi/ tuần thì cần báo với bác sĩ.

Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng HCM cho biết: bệnh nhân cần chủ động phòng ngừa và điều trị sớm các bệnh lây nhiễm như: cúm, viêm phổi… Quan tâm và chú ý đến những thay đổi bất thường của cơ thể.

Bệnh nhân cần lưu ý khi thấy xuất hiện những triệu chứng như: Khó thở cả khi nghỉ, không liên quan với vận động hoặc gắng sức nhiều. Phù chân nặng lên. Bụng to hơn, hoặc đau. Ngủ không sâu giấc (bị khó thở gây mất ngủ, phải dùng nhiều thuốc ngủ hơn). Ho khan thường xuyên. Chán ăn. Tình trạng mệt mỏi diễn ra nhiều lần hoặc xảy ra thường xuyên…  bệnh nhân cần phải tham vấn với bác sĩ điều trị hoặc tái khám lại.

Check Also

Các thay đổi về mắt cần lưu ý trong thời kỳ mang thai

Khi mang thai, có một số thay đổi bình thường và bất thường ảnh hưởng ...