Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Tin Y tế giáo dục >> Bệnh viêm VA cấp thường có những dấu hiệu nhận biết như thế nào?

Bệnh viêm VA cấp thường có những dấu hiệu nhận biết như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh viêm VA cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính do các mô lympho trong vòm họng bị tổn thương. Để nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh viêm VA cấp mọi người cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Viêm VA cấp là hiện tượng viêm nhiễm cấp tính do các mô lympho trong vòm họng bị tổn thương

Viêm VA cấp là hiện tượng viêm nhiễm cấp tính do các mô lympho trong vòm họng bị tổn thương

Tìm hiểu những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm VA cấp

Triệu chứng toàn thân của bệnh viêm VA cấp

Theo chuyên mục Tin Y tế Giáo dục chia sẻ, triệu chứng toàn thân đối với trẻ sơ sinh ban đầu sẽ có hiện tượng sốt cao đột ngột. Nhiệt độ cơ thể của trẻ lúc này sẽ thường ở mức 39–400C thậm chí lên tới 410C. Khi đó trẻ thường gặp phải các tình trạng như co giật, co thắt thanh môn,…

Đối với trẻ lớn hơn, bệnh viêm VA cấp sẽ diễn biến nhẹ hơn nhưng cũng bắt đầu từ hiện tượng sốt cao, co thắt thanh quản. Ngoài ra, trẻ thường xuyên kêu đau tai hoặc có phản ứng màng não.

Triệu chứng cơ năng của bệnh viêm VA cấp

Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, triệu chứng cơ năng đối với trẻ sơ sinh có thể gặp các hiện tượng như: ngạt mũi, chảy nước mũi và phải thở bằng miệng hoàn toàn. Lúc này nhịp thở của trẻ sẽ nhanh hơn, gấp, không đều và kèm theo hiện tượng chán ăn, trẻ thường bỏ bú.

Đối với trẻ lớn hơn, bệnh viêm VA cấp thường không bị ngạt mũi nhưng sẽ thở ngáy về đêm. Một số trường hợp ở người trưởng thành khi mắc bệnh viêm VA cấp sẽ có hiện tượng ù tai, nghe kém cùng với viêm họng sau lưỡi gà.

Triệu chứng thực thể của bệnh viêm VA cấp

Giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ, triệu chứng thực thể của bệnh viêm VA cấp thường được người bệnh phát hiện ra sau khi được đi khám, cụ thể như sau:

Khi khám ở hốc mũi của người bệnh sẽ thấy nhiều mủ nhầy khiến cho việc khám vòng họng qua mũi gặp khó khăn hơn. Khi hút sạch các dịch nhầy trong hốc mũi kết hợp với đặt thuốc co niêm mạc mới có thể nhìn thấy tổ chức VA. Nhìn kỹ hơn sẽ thấy VA bị bao phủ bởi lớp mủ nhầy.

Khi bị viêm VA cấp tính, niêm mạc của người bệnh lúc này sẽ đỏ, cảm thấy rát ở họng, lớp niêm mạc còn bị bao phủ bởi lớp nhầy trắng, vàng. Khiến cho lớp nhầy này bao trọn thành niêm mạch sau họng từ vòm chảy xuống.

Khi khám tai của người bệnh bị viêm VA cấp tính sẽ thấy rõ màng nhĩ mất bóng và có màu xám đục. Lúc này, màng nhĩ hơi lõm vào trong do hiện tượng tắc vòi nhĩ. Các bác sĩ thường căn cứ trên triệu chứng này để đưa ra chẩn đoán VA.

Ngoài ra, người bệnh có thể sờ thấy được các hạch nhỏ ở trên góc hàm, rãnh cảnh. Đôi khi, các hạch nhỏ này còn xuất hiện cả sau cơ xương ức, xương đòn, xương chũm. Người bệnh có cảm giác đau nhức nhưng không có hiện tượng viêm ở quanh hạch.

Người bệnh bị viêm VA cấp tính khi thực hiện các xét nghiệm kỹ sẽ thấy được tổ chức VA ở vòm mũi và họng có hiện tượng sưng đỏ và càng ngày phát triển xấu tới sức khỏe.

Check Also

Các thay đổi về mắt cần lưu ý trong thời kỳ mang thai

Khi mang thai, có một số thay đổi bình thường và bất thường ảnh hưởng ...