Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Tin Y tế giáo dục >> Nhận biết, theo dõi và điều trị cho trẻ bị nhiễm Covid-19 tại nhà

Nhận biết, theo dõi và điều trị cho trẻ bị nhiễm Covid-19 tại nhà

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bài viết chia sẻ đến các bậc phụ huynh dấu hiệu nhận biết trẻ bị mắc bệnh  COVID-19 và cần chú ý những điều sau đấy dối với việc chăm sóc trẻ nhỏ F0.

Dấu hiệu nhận biết trẻ đã bị mắc bệnh COVID-19? (Ảnh minh họa)

Dấu hiệu nhận biết trẻ đã bị mắc bệnh COVID-19? (Ảnh minh họa)

Dấu hiệu nhận biết trẻ đã bị mắc bệnh COVID-19?

– Dấu hiệu thường gặp ở trẻ nhỏ khi bị nhiễm bệnh COVID-19 là: sốt, ho. Dấu hiệu ít gặp hơn  là: chảy nước mũi, đau đầu, đau họng, tiêu chảy, nôn, ăn uống kém… Tuy nhiên, nhiều trường hợp mắc bệnh mà trẻ  không hề có biểu hiện nào .

– Do đó, với các trẻ nhỏ có nghi ngờ nhiễm COVID-19, gia đình cần đến y tế phường thực hiện khái báo để được hướng dẫn xét nghiệm. Cũng có thể tự mua que test nhanh thực hiện kiêm tra tại nhà. Nhưng cần phải đảm bảo thực hiện đúng cách và báo lại kết quả với y tế phường nếu mẫu test dương tính để được hướng dẫn thực hiện cách ly, theo dõi sức khỏe.

– Ngoài các trung tâm y tế phường, còn có rất nhiều các tổ chức tham gia đồng hành để theo dõi cùng các bệnh nhân mắc bệnh. Có thể tham khảo tại các group zalo, facebook tư vấn sức khỏe miễn phí đáng tin cậy của các thầy thuốc…

– Nếu trẻ không có triệu chứng lâm sàng hoặc chỉ triệu chứng nhẹ: Không có triệu chứng của viêm phổi (Điều dưỡng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: nhịp thở bình thường, không có biểu hiện của thiếu oxy, đo SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời), trẻ tỉnh táo, sinh hoạt bình thường, bú mẹ, hay ăn uống hằng  ngày vẫn bình thường và đồng thời trẻ không mắc các bệnh lý nền, bệnh lý bẩm sinh thì có thể theo dõi sức khỏe tại nhà.

Những lưu ý khi chăm sóc và điều trị cho trẻ mắc COVID-19 tại nhà

Những việc nên làm:

– Cần cho trẻ chế độ ăn uống hàng ngày đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vệ sinh, tắm rửa cho trẻ sạch sẽ, không được kiêng nước.

– Theo dõi nhiệt độ thật kỹ, đo chỉ số SpO2 ít nhất 2 lần trong ngày

– Nếu trẻ có bị sốt cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ: Có thể dùng Paracetamol (Hapacol, Efferalgan, Doliprane, Tylenol…) với liều 10 -15mg/kg cân nặng/lần, 2 lần dung cách nhau ít nhất là 4 tiếng.

– Vệ sinh mũi cho trẻ nếu nước mũi chảy nhiều hoặc đặc quánh. Nếu trẻ chỉ chảy mũi ít và không bị khó chịu chỉ cần lau bằng khăn mềm sạch là đủ.

– Có thể dùng thuốc ho nếu trẻ có bị ho nhưng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ.

Theo dõi sát sao và đưa trẻ đến cơ sơ y tế ngay nếu có biệu hiện xấu (ảnh minh họa)

Theo dõi sát sao và đưa trẻ đến cơ sơ y tế ngay nếu có biệu hiện xấu (ảnh minh họa)

Nếu khi nào trẻ có các biểu hiện sau thì cần phải báo với y tế phường hoặc liên hệ 115 để đưa trẻ nhập viện:

  • Thở nhanh
  • Khó thở, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực
  • Li bì
  • Lờ đờ
  • Bỏ bú/ăn uống
  • Tím tái môi, đầu ngón tay, chân
  • SpO2 < 95%

Những việc không nên làm:

– Đừng nên tự ý sử dụng 2 loại thuốc ho cùng lúc hoặc các loại thuốc ho có chứa thành phần chống dị ứng, giảm ho.

– Đừng nên lạm dụng các loại vitamin kể cả vitamin C hay multivitamin. Sức đề kháng của trẻ không thể tăng lên ngay chỉ với 1 vài loại vitamin.

– Đừng cho trẻ xông lá lẩu, tinh dầu… vì không có tác dụng điều trị bệnh đồng thời có thể làm trẻ tăng sự khó chịu và có nguy cơ khiến trẻ bị bỏng.

– Tuyệt đối không tự cho trẻ dùng các thuốc kháng sinh, thuốc chứa corticoid, thuốc diệt virus… Tuyệt đối không được dùng các đơn thuốc trên mạng và cũng đừng chia sẻ các đơn thuốc của trẻ. Điều này vô tình làm hại đến nhiều trẻ khác.

Nguồn dieuduongdakhoa tổng hợp

Check Also

Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí đau thận trái hiệu quả

Đau thận trái có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý khác nhau. Thường thì, ...