Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là một trong những bệnh lý đường hô hấp thường gặp ở trẻ em. Trẻ em là đối tượng dễ bị các tác nhân vi khuẩn, virus tấn công do hệ hô hấp chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu kém.
- Tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho người bị tai biến mạch máu não
- Những bệnh truyền nhiễm nào trẻ em thường gặp phải?
- Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm tới sức khỏe không?
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì?
Theo trang Tin Y tế giáo dục chia sẻ, viêm tiểu phế quản là một trong những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh xảy ra do nhiễm virus dẫn đến tổn thương phế quản nhỏ và gây ra các triệu chứng điển hình như thở nhanh, khò khè, sốt và ho.
Bệnh lý này kéo dài có thể khiến đờm nhớt bị ứ đọng trong cơ quan hô hấp và tạo điều kiện cho sự xâm nhập của vi khuẩn. Tình trạng này được gọi là viêm tiểu phế quản bội nhiễm. Chính vì vậy so với viêm tiểu phế quản đơn thuần, tình trạng bội nhiễm gây ra nhiều triệu chứng nặng nề, có khả năng chuyển biến nặng và dẫn đến hàng loạt các biến chứng nghiêm trọng. Viêm tiểu phế quản bội nhiễm cũng được xếp vào các biến chứng thường gặp của viêm tiểu phế quản.
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm thường xảy ra quanh năm và dễ mắc lại ở trẻ nhỏ trong 2 năm đầu đời, nhất là trong độ tuổi từ 3 – 6 tháng. Thời điểm bệnh dễ bùng phát nhất là khi thời tiết thay đổi đột ngột như lúc giao mùa hoặc mùa lạnh, mùa mưa…
Nguyên nhân viêm tiểu phế quản bội nhiễm
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm khởi phát ban đầu là do hệ thống tiểu phế quản bị vi khuẩn, virus xâm nhập. Trong đó, loại virus chính gây bệnh là virus hợp bào hô hấp (Virus Respiratoire Syncytial viết tắt là VRS).
Theo một số liệu thống kê, nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản do VRS chiếm từ 35 – 50% các trường hợp mắc bệnh. Điều đáng nói là:
- Virus VRS ít gây bệnh ở người trưởng thành nhưng lại bùng phát mạnh mẽ ở trẻ nhỏ.
- Vì có khả năng lây lan rất nhanh nên bệnh có thể xảy ra thành dịch.
Triệu chứng trẻ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm
Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết, khi trẻ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm, các phế quản nhỏ này sẽ sưng phù, viêm nhiễm nặng hơn và tiết nhiều dịch nhày. Đường thở của trẻ vốn đã nhỏ lại càng bị chít hẹp, thậm chí là tắc nghẽn.
Trẻ bắt đầu hắt hơi, sổ mũi, sau đó ho tăng dần, hơi thở khò khè… Các bậc cha mẹ không được chủ quan khi thấy trẻ có những dấu hiệu này.
Khoảng 4 – 5 ngày sau, trẻ ho nhiều hơn, giữ dội hơn và xuất hiện thở rít, khó thở kèm theo sốt cao (trên 38, 39 độ C) …. Những trường hợp nặng thì trẻ có thể ngừng thở do kiệt sức. Qua kiểm tra, thăm khám thì thấy có dấu hiệu thở nhanh, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng, thông khí phổi kém.
Nặng hơn nữa trẻ có thể bỏ bú, da dẻ tím tái. Lúc này, bệnh có triệu chứng tương tự với bệnh hen suyễn. Thông thường bệnh sẽ được kiểm soát và khỏi hẳn nếu được chăm sóc tốt trong khoảng 10 – 14 ngày.
Tuy nhiên, trong khoảng 1/5 trường hợp, bệnh có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
Bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm có nguy hiểm không?
Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, so với viêm tiểu phế quản thông thường, viêm tiểu phế quản bội nhiễm được các chuyên giá đánh là nguy hiểm hơn rất nhiều. Bệnh khởi phát với những dấu hiệu khá giống với cảm cúm, ho thông thường nên cha mẹ trẻ hay lơ là, chủ quan.
Tình trạng bệnh kéo dài (khoảng từ 14 ngày trở lên) có thể làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển và tính mạng của trẻ. Đặc biệt đối với những trẻ có hệ miễn dịch yếu kém, trẻ sinh non, bị suy dinh dưỡng hoặc trẻ sơ sinh (dưới 3 tháng tuổi) càng nguy hiểm hơn.
Nếu cha mẹ không phát hiện bệnh sớm và đưa trẻ đi thăm khám, điều trị kịp thời, có thể gây ra các biến chứng nặng nề như:
Suy hô hấp
Vì các tiểu phế quản rất nhỏ, mềm và dễ tổn thương. Nên khi bệnh kéo dài dai dẳng mà không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ dẫn tới đường hô hấp bị tắc nghẽn do tình trạng viêm, sưng… Những trẻ sinh non dưới 44 tuần tuổi còn có thể gặp tình trạng ngừng hô hấp.
Xẹp phổi
Đây là biến chứng thường gặp nhất của bệnh viêm tiểu khí quản bội nhiễm. Biến chứng này thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi. Do các chất dịch nhầy ứ đọng khiến phổi bị xẹp, khiến hô hấp khó khăn…
Co giật
Xảy ra khi cơ thể sốt cao và thiếu oxy tuần hoàn lên não. Trẻ sẽ mất ý thức và co giật. Biến chứng này rất nguy hiểm vì có thể khiến trẻ bị tổn thương thần kinh và não bộ.
Các biến chứng khác
Viêm màng não, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, rối loạn nhịp tim, rối loạn tuần hoàn (do mất nước vì sốt cao) …
Tử vong
Nguy cơ tử vong thường gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, do viêm tiểu phế quản bội nhiễm diễn tiến nhanh chóng. Đồng thời cha mẹ không phát hiện kịp thời để điều trị cho trẻ.
Nếu bệnh được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm tiểu phế quản có thể được chữa trị hoàn toàn và không để lại bất kỳ di chứng nào. Tuy nhiên, so với giai đoạn mới khởi phát, viêm tiểu phế quản bội nhiễm có thể tái phát trở lại khi gặp điều kiện thuận lợi và sức đề kháng suy giảm.