Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Tin Y tế giáo dục >> Tình trạng chảy máu cam khi ngủ là do những nguyên nhân nào gây nên?

Tình trạng chảy máu cam khi ngủ là do những nguyên nhân nào gây nên?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Chảy máu cam khi ngủ thường không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Trong hầu hết trường hợp, nguyên nhân gây ra tình trạng này là do thói quen ngoáy mũi hoặc khô niêm mạc mũi.

Chảy máu cam khi ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau

Chảy máu cam khi ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau

Nguyên nhân chảy máu cam khi ngủ là gì?

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tư vấn: Chảy máu cam khi ngủ là tình trạng dễ gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Máu cam chảy trong lúc ngủ nên thường không phát hiện ra ngay. Đôi khi là máu chảy ướt gối thì mới tỉnh dậy và nhìn thấy. Hoặc là khi ngủ dậy thấy có vết máu trên gối thì mới biết là mình bị chảy máu cam. Tình trạng này là có thể là do những nguyên nhân dưới đây:

Ngoáy mũi làm tổn thương mạch máu

Trước khi đi ngủ, đôi khi cảm giác ngứa mũi và “buồn tay” mà đưa tay lên ngoáy mũi. Nếu ngón tay có móng tay sắc sắc nhọn có thể làm tổn thương đến mạch máu và gây chảy máu mũi trong lúc ngủ. Đây là thói quen rất có hại cho sức khỏe cần loại bỏ ngay, nhất là với trẻ nhỏ.

Bị khô mũi

Đây là tình trạng mà bạn có thể cảm nhận được vào ban ngày. Mũi bị khô, rát, hít vào thở ra cảm giác nóng trong mũi rất khó chịu. Niêm mạc mũi lúc này bị khô, kích thích lên các mạch máu và gây chảy máu cam khi ngủ. Nguyên nhân là do chế độ ăn uống thiếu chất hoặc do thời tiết hanh khô, uống không đủ nước nên không đủ độ ẩm cho cơ thể. 

Mũi bị viêm, dị ứng

Nếu bạn có cơ địa dị ứng với mùi hương, phấn hoa, lông động vật hay khói bụi thì khi phải tiếp xúc với môi trường có nguy cơ gây dị ứng thường sẽ khiến mũi bị ngứa, hắt hơi, xì mũi liên tục. Tình trạng này khiến cho các mạch máu dễ bị tổn thương và gây chảy máu mũi khi ngủ. 

Nhiễm trùng đường hô hấp

Bác sĩ của trang tin tức Điều dưỡng đa khoa cho biết: Nếu bạn đang bị viêm xoang hoặc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, cảm cúm thì việc chảy máu cam khi ngủ là biểu hiện dễ mắc phải. Do bị viêm mũi, chảy nước mũi nhiều, xì mũi liên tục mà khiến xung huyết mũi, tổn thương niêm mạc mũi. 

Ngoài các nguyên nhân trên, tình trạng chảy máu cam trong lúc ngủ đôi khi cũng có thể do tổn thương thành mạch máu hoặc người bệnh gặp các vấn đề liên quan tới yếu tố bệnh lý về máu của cơ thể.

Sơ cứu đúng cách khi con bị chảy máu cam

Sơ cứu đúng cách khi con bị chảy máu cam

Chảy máu cam khi ngủ có phải bệnh nguy hiểm?

Theo các Giảng viên Cao đẳng điều dưỡng TP HCM, khi chưa xác định được nguyên nhân thì hiện tượng chảy máu cam khi ngủ thường khiến nhiều người lo lắng đây là biểu hiện của những căn bệnh nguy hiểm như ung thư, máu trắng,… Tuy nhiên, khi gặp hiện tượng này, các bạn không nên quá hốt hoảng mà phải bình tĩnh suy xét để tìm ra căn nguyên vấn đề. 

Sơ cứu khi phát hiện chảy máu cam lúc ngủ

Nếu phát hiện chảy máu cam khi ngủ, bạn nên lưu ý cho bệnh nhân nằm ngửa không kê gối. Dùng bông y tế nhét vào lỗ mũi hai bên để cầm máu. Đồng thời dùng khăn mát đắp lên trán giúp làm giảm nhiệt các thành mạch máu. Tuyệt đối không xì mũi khi đang chảy máu cam.

Đi khám ngay khi gặp các trường hợp bất thường

Nếu như tình trạng này diễn biến phức tạp và có thêm các dấu hiệu thường sau đây thì bạn nên đi gặp bác sĩ: 

  • Lượng máu chảy ra nhiều, không cầm máu được trong vòng 30 phút ngay cả khi đã nằm ngửa mặt lên và thực hiện các biện pháp sơ cứu. 
  • Chảy máu mũi thường xuyên mà không rõ nguyên nhân. Kèm theo cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi, da xanh tái.
  • Chảy máu mũi sau khi bị va đập, chấn thương. Cần phải đi khám và chụp X-quang ngay để xác định vùng tổn thương có nghiêm trọng hay không. 
  • Chảy máu mũi khi ngủ kèm theo các dấu hiệu bất thường như đau tức ngực, hạ đường huyết, xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng,…

Ở mỗi người, tình trạng chảy máu cam khi ngủ không giống nhau và mức độ nặng nhẹ cũng khác nhau. Do vậy, nếu như chảy máu cam chỉ xuất hiện 1 lần thì không có gì nghiêm trọng. Nhưng khi tình trạng này lặp đi lặp lại và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn cần gặp bác sĩ để được hỗ trợ càng sớm càng tốt. 

Check Also

Những bệnh về tim mạch phổ biến bạn cần lưu ý

Những bệnh lý liên quan đến tim mạch luôn là mối quan tâm của rất ...