Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Sức Khoẻ Làm Đẹp >> Huyết áp cao có thể được điều chỉnh đáng kể với chế độ ăn ít carbohydrate

Huyết áp cao có thể được điều chỉnh đáng kể với chế độ ăn ít carbohydrate

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Huyết áp cao có thể được điều chỉnh đáng kể với chế độ ăn ít carbohydrate, việc xây dựng một chế độ ăn hợp lý ngoài việc giúp bạn giảm huyết áp còn giúp cơ thể chống lại các bệnh về tiêm mạch.

Khi nào gọi là huyết áp cao, triệu chứng điển hình là gì?

Khi nào gọi là huyết áp cao, triệu chứng điển hình là gì?

Khi nào gọi là huyết áp cao, triệu chứng điển hình là gì?

Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết: Gọi là Huyết áp tăng hay còn gọi là cao huyết áp khi huyết áp được đo tại phòng khám lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg – Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Quốc gia về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp. Tiền tăng huyết áp khi nằm trong khoảng 120-139/80-89 mmHg và mức huyết áp bình thường khi < 120/80 mmHg.

Một số triệu chứng điển hình như là: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu, mất ngủ  nhẹ, những biểu hiện khác ở một số người bệnh có biểu hiện tăng huyết áp cao dữ dội hơn như: nhói vùng tim, suy giảm thị lực, thở gấp, mặt đỏ bừng, da tái xanh, nôn ói, hồi hộp, đánh trống ngực, hốt hoảng.

Tuy nhiên, triệu chứng tăng huyết áp cũng diễn biến thầm lặng, ít khi biểu hiện rõ ràng nhưng những biến chứng gây ra lại rất nặng nề. Vì vậy cũng có nhiều người khi tình cờ đi thăm khám một bệnh lý khác nào đó hoặc là khám sức khỏe định kỳ mới phát hiện cao huyết áp, trong khi trước đó không hề nhận thấy bất kỳ dấu hiệu tăng huyết áp nào.

Một chế độ ăn ít carbohydrate có thể giúp bạn giảm huyết áp

Một chế độ ăn ít carbohydrate có thể giúp bạn giảm huyết áp

Chế độ ăn ít carb có thể điều chỉnh được huyết áp cao

Carbohydrate là một trong các nguồn năng lượng cung cấp cho cơ thể hoạt động. Carb chuyển đổi thành glucose để cơ thể sử dụng nhưng một khi màcơ thể có yêu cầu nhiều hơn thì chúng sẽ chuyển hóa thành chất béo và được cơ thể lưu trữ lại điều này gây ra một số các biến chứng tim mạch và tăng huyết áp.

Chuyên mục Tin y tế giáo dục cập nhật: Một nghiên cứu cho thấy rằng huyết áp cao có thể được điều chỉnh một các đáng kế khi có một chế độ ăn uống với ít carbohydrate. Do đó, việc kết hợp các loại carbohydrate với một mức độ phù hợp theo lượng khuyến nghị có thể giúp điều chỉnh mức huyết áp.

Vậy để đảm bảo một chế độ ăn ít carbohydrate lành mạnh vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bài viết dưới đây chia sẻ đến các bạn các loại thực phẩm cần có trong một chế độ ăn ít carbohydrate khi áp dụng trong thực đơn hàng ngày:

  • Các loại rau:

Hàm lượng carbohydrate của các loại rau mọc trên mặt đất đều thấp hơn so với các loại rau ăn có củ. Ngoài ra thì hầu hết các loại rau đều chứa nhiều các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu và chất chống oxy hóa. Theo đó mà các loại rau có hiệu quả trong việc chống lại các rối loạn khác nhau trong đó gồm có tăng huyết áp.

Một số loại để tiêu thụ tốt nhất là: cà chua, ớt chuông, rau có lá xanh, bông cải – súp lơ,…

Trong các loại rau hầu hết đều có chứa nguyên tố Kali, giúp giãn nở các mạch máu, giúp lưu thông máu hiệu quả.

Trong rau quả hơn nữa còn có rất giàu chất chống oxy hóa, hợp chất này có tác dụng giúp ngăn ngừa triệt để tổn thương tế bào. Tổn thương tế bào gốc làm hỏng mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp và bệnh tim mạch.

Trái cây giàu,rau củ dinh dưỡng, phong phú chất xơ

Trái cây giàu,rau củ dinh dưỡng, phong phú chất xơ

  • Trái cây:

Không phải là tất cả các loại trái cây đều chứa ít lượng carbohydrate. Tuy nhiên, bạn có thể đưa trái cây các loại vào chế độ ăn cung cấp ít carbohydrate của mình do lợi ích về dinh dưỡng của chúng mang lại.

Ngoài ra, trong trái cây còn chứa các loại đường tự nhiên như: fructose và glucose, các loại đường này không gây hại cho cơ thể như đường tinh luyện.

Táo, trái cây họ cam quýt, quả mọng, bơ, kiwi, đào,… có ít carbohydrate hơn. Chúng chứa nhiều các khoáng chất cần thiết như kali, mangan, magiê và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, trong các loại trái cây còn là một cung cấp lượng lớn chất xơ.

  • Thịt gia cầm nạc và hải sản:

Các sản phẩm gia cầm và thịt nạc chứa nhiều protein và ít carbohydrate. Cá béo không chỉ chứa ít carbohydrate mà còn giàu axit béo omega-3.

Là chất béo lành mạnh chống lại cholesterol xấu có trong cơ thể, theo đó có thể thêm các loại cá trong chế độ ăn như: cá hồi, cá mòi, tôm, cá thu, cá ngừ,….

Các loại hạt có đặc tính giúp làm giảm huyết áp

Các loại hạt có đặc tính giúp làm giảm huyết áp

  • Quả hạch:

Các loại hạt chứa nhiều chất xơ, magiê, kali, mangan và chất chống oxy hóa. Các loại hạt nguyên chất, không ướp với muối có hàm lượng natri thấp và chứa chất béo lành mạnh. Chúng có hàm lượng axit béo omega-3 và omega-6 cao. Một số nghiên cứu đáng tin cậy cho thấy các loại hạt có đặc tính giúp làm giảm huyết áp.

  • Các loại đậu:

Các nghiên cứu kết luận, các loại đậu khi sử dụng có hiệu quả trong việc giúp giảm huyết áp. Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ thêm: Chúng là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời, giúp bạn giảm cân và kiểm soát mức cholesterol xấu trong cơ thể. Chúng cũng rất giàu chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa bệnh tim.

Ngoài việc chúng ta xây dựng một chế độ ăn uống hằng ngày lành mạnh bao gồm những thực phẩm chia sẻ nêu trên, người bệnh tăng huyết áp nên rèn luyện cho bản thân một lối sống năng động, tránh xa các loại thực phẩm đã qua chế biến, kiêng uống rượu bia, giảm căng thẳng, không hút thuốc, duy trì cân nặng, kiểm soát mức insulin để giảm huyết áp và ngăn ngừa những biến chứng có thể gây ra do tăng huyết áp.

Check Also

Biến chứng của sốt xuất huyết và những tác động đến sức khỏe

Biến chứng của sốt xuất huyết có thể gây nguy hại lớn và khó khăn trong việc kiểm soát tình trạng bệnh. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng để hạn chế những rủi ro đối với sức khỏe.