Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Tin Y tế giáo dục >> Hướng dẫn sắp xe tiêm gọn gàng và khoa học

Hướng dẫn sắp xe tiêm gọn gàng và khoa học

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Sắp xếp xe tiêm gọn gàng và khoa học sẽ giúp cho công tác chăm sóc người bệnh đạt hiệu quả cao, đảm bảo công tác vô khuẩn thuận tiện nhanh chóng cho công việc mỗi ngày của Điều dưỡng.

Hướng dẫn sắp xe tiêm gọn gàng và khoa học

Hướng dẫn sắp xe tiêm gọn gàng và khoa học

A. Nguyên tắc sắp xếp xe tiêm:

Điều dưỡng viên, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Tùy điều kiện, bệnh viện có thể trang bị xe tiêm 2 tầng hoặc ba tầng, song việc sắp xếp xe tiêm phải đảm bảo nguyên tắc:

  • Vệ sinh xe tiêm bằng lau vô khuẩn mặt xe tiêm trước khi sắp xếp dụng cụ bắt đầu một ca làm việc và lau toàn bộ xe khi kết thúc ca làm việc.
  • Sắp xếp dụng cụ ngăn nắp, thuận tiện để chống nhầm lẫn, đổ vỡ.
  • Sắp xếp đủ phương tiện tiêm.

B. Vệ sinh và sắp xếp xe tiêm

  1. Xe tiêm được lau sạch trước khi chuẩn bị dụng cụ tiêm và sau khi sử dụng:
  • Xe được lau bằng khăn sạch tẩm dung dịch sát khuẩn.
  • Không để vết bẩn, hoen ố, rỉ sắt trên mặt xe.
  • Các vật dụng được sắp xếp ngăn nắp, thẩm mỹ và thuận tiện cho các thao tác và tránh được nhầm lẫn.
  • Có thể sử dụng xe tiêm 3 tầng hoặc 2 tầng, nhưng thuận tiện hơn cả nếu sử dụng xe tiêm hai tầng, có ngăn kéo dưới tầng 1.
  1. Xe tiêm cần được sắp xếp theo thứ tự sau đây:
  • Tầng 1 (trên cùng) đặt các phương tiện vô khuẩn và sạch, dụng cụ thường xuyên sử dụng như bơm kim tiêm, phương tiện sát khuẩn da, dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn, sổ thuốc.
  • Tầng 2 (hoặc ngăn kéo): chứa bơm kim tiêm, kim luồn, dây truyền dự trữ, găng tay, máy đo huyết áp, hộp thuốc (dịch truyền nếu là tầng II), hộp chống sốc.
  • Tầng cuối (hoặc thành xe thấp hơn tầng trên cùng hoặc tầng 2): đựng các hộp, túi chứa chất thải.
  1. Phương tiện phục vụ cho mục đích, chỉ định tiêm:
  • Bơm, kim tiêm vô khuẩn, kích cỡ phù hợp cho mỗi mũi tiêm.
  • Kiểm tra tình trạng nguyên vẹn của bao gói bơm kim tiêm, còn hạn dùng đề phòng túi thủng hoặc nhiễm bẩn trước khi đặt lên xe tiêm.
  • Thuốc tiêm: Kiểm tra tên thuốc, hàm lượng, hạn sử dụng, chất lượng của thuốc thông qua sự nguyên vẹn của lọ, ống thuốc và loại bỏ những ống thuốc, lọ thuốc không đảm bảo chất lượng (vẩn đục, biến màu, quá hạn sử dụng).
  • Ống nước cất pha thuốc tiêm sử dụng một lần.
  • Bông cồn sát khuẩn da: nên dùng miếng bông cồn (Alcohol Pads) sử dụng một lần. Cồn sát khuẩn da là cồn Isopropyl hoặc ethanol 70%. Hộp bông khô để chặn mũi kim, thấm máu (nếu có) sau tiêm.
  • Dung dịch sát khuẩn tay nhanh chứa cồn.
  • Dây garo (trường hợp tiêm, truyền tĩnh mạch).
  • Hộp chống sốc phản vệ: đủ cơ số, còn hạn dùng. Cơ số thuốc trong hộp cấp cứu theo Hướng dẫn xử trí sốc phản vệ của Bộ Y tế (Adrenalin 1mg x 2 ống; Hydrocortisone hemisuccinate 100 mg hoặc Methylprednisolon (Solumedron 40 mg hoặc Depersolon 30 mg) x 2 ống; Nước cất 10ml x 2 ống; 2 bơm tiêm 10ml, 2 bơm tiêm 1ml; dây ga rô; bông cồn sát khuẩn 1 lần; phác đồ cấp cứu sốc phản vệ.

Sắp xếp xe tiêm gọn gàng và khoa học sẽ giúp chăm sóc người bệnh đạt hiệu quả cao

Sắp xếp xe tiêm gọn gàng và khoa học sẽ giúp chăm sóc người bệnh đạt hiệu quả cao

  1. Phương tiện phòng hộ: Căn cứ vào đánh giá nguy cơ để lựa chọn phương tiện phòng hộ thích hợp.
  • Găng tay: Mục đích mang (đeo) găng tay trong tiêm là dự phòng phơi nhiễm với máu và dịch tiết cho nhân viên y tế nên chỉ mang găng tay sạch khi có nguy cơ tiếp xúc với máu và dịch tiết của người bệnh, hoặc da tay của nhân viên y tế bị tổn thương (viêm da, thương tổn da, vết cắt, vết xước). Nếu da tay của nhân viên y tế bị tổn thương, cần băng phủ vết thương hoặc mang găng khi thực hiện quy trình tiêm;
  • Kính bảo vệ mắt và các loại quần áo bảo vệ khác KHÔNG ĐƯỢC chỉ định sử dụng trong quy trình tiêm bắp, trong da, dưới da, tĩnh mạch ngoại biên. Tuy nhiên, trường hợp có nguy cơ bị phơi nhiễm do máu bắn và tiêm truyền tĩnh mạch trung tâm phải mang găng vô trùng và khẩu trang y tế. Trường hợp tiêm cho người bệnh mắc bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp như Rubella, Sởi, lao phổi cần mang khẩu trang phòng lây truyền qua đường hô hấp.
  1. Phương tiện đựng chất thải sắc nhọn phải phù hợp với phương pháp tiêu hủy cuối cùng.

Hộp đựng chất thải sắc nhọn phải bảo đảm các tiêu chuẩn

  • Thành và đáy cứng không bị xuyên thủng;
  • Có khả năng chống thấm; kích thước phù hợp;
  • Có nắp đóng mở dễ dàng;
  • Miệng hộp đủ lớn để cho vật sắc nhọn vào mà không cần dùng lực đẩy; có dòng chữ “CHỈ ĐỰNG CHẤT THẢI SẮC NHỌN” và có vạch báo hiệu ở mức 3/4 hộp và có dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”;
  • mầu vàng;
  • Có quai hoặc kèm hệ thống cố định; khi di chuyển vật sắc nhọn bên trong không bị đổ ra ngoài.

Đối với hộp nhựa đựng chất thải sắc nhọn:

  • Có thể tái sử dụng, nhưng trước khi tái sử dụng, hộp nhựa phải được vệ sinh, khử khuẩn theo quy trình khử khuẩn dụng cụ y tế.
  • Hộp nhựa sau khi khử khuẩn để tái sử dụng phải còn đủ các tính năng ban đầu.
  • Đối với các cơ sở y tế sử dụng máy hủy kim tiêm, máy cắt bơm kim tiêm, hộp đựng chất thải sắc nhọn (là một bộ phận trong thiết kế của máy hủy, cắt bơm kim) phải được làm bằng kim loại hoặc nhựa cứng để có thể cọ rửa trước khi tái sử dụng.

Nguồn:dieuduongdakhoa.com

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường

Check Also

Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm nhất vào giai đoạn nào?

Bệnh sốt xuất huyết thường trải qua nhiều giai đoạn. Vậy giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết là giai đoạn nào? Cần lưu ý điều gì khi chăm sóc người bị sốt xuất huyết?