Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Tin Y tế giáo dục >> Chương trình đào tạo song ngành – tăng cơ hội việc làm cho sinh viên

Chương trình đào tạo song ngành – tăng cơ hội việc làm cho sinh viên

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chương trình đào tạo song ngành – tăng cơ hội việc làm cho sinh viên

Chương trình song ngành là hình thức đào tạo mới của nhiều trường đại học hiện nay nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng ngày càng cao của doanh nghiệp, cũng như nâng cao chất lượng nguồn lao động mới.

Theo dieuduongdakhoa nhiều năm trở lại đây, trước những thay đổi chóng mặt của nền kinh tế thị trường, cũng như nhu cầu tuyển dụng ngày càng có những đòi hỏi cao. Nhiều trường đại học đã chủ động đào tạo và cung ứng nguồn lao động chất lượng thông qua chương trình đào tạo song ngành. Hình thức đào tạo này được khá nhiều sinh viên hưởng ứng và mạnh dạn theo đuổi vì lợi sức hút và lợi ích của việc này là rất lớn.

Nhiều trường xây dựng chương trình đào tạo song ngành

Xu hướng đào tạo song ngành được không ít trường đại học sớm triển khai với nhiều ưu điểm và lợi thế dành cho người học. Ngoài Đại học quốc gia Hà Nội, thì Đại học Quốc gia TPHCM cũng là một trong những đơn vị triển khai sớm chương trình đào tạo song bằng khi cho phép sinh viên có thể học song song 2 ngành tại 2 trường trong cùng hệ thống.

Theo đó, ngành thứ nhất là chương trình mà sinh viên trúng tuyển, nhập học. Nếu sinh viên có nhu cầu, đảm bảo các điều kiện và được cơ sở đào tạo xét tuyển theo quy định sẽ được đăng ký học thêm ngành thứ hai tại các trường trong hệ thống của ĐHQG TPHCM, để được nhận 2 bằng ĐH sau khi tốt nghiệp.

Không chỉ ĐHQG TPHCM còn có nhiều trường trong và ngoài công lập triển khai đào tạo chương trình song ngành theo hướng nội bộ. Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TPHCM (UEF) có tới 29 chương trình, Trường ĐH Hoa Sen có 11 chương trình, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng có tới 15 ngành có đào tạo song ngành. Ở Trường ĐH Nguyễn Tất Thành 5 ngành triển khai đào tạo song ngành gồm: Du lịch số, Kinh tế số, Công nghệ tài chính, Tin sinh học, Quản trị công nghệ sinh học đào tạo theo hướng liên ngành, xuyên ngành và song ngành. Ở khối công lập, ĐH Kinh tế TPHCM cũng triển khai đào tạo 4 chương trình, Trường ĐH Ngân hàng TPHCM có 3 chương trình đào tạo chính quy quốc tế song bằng.

Chương trình đào tạo chính quy quốc tế song bằng

Gia tăng cơ hội việc làm cho người học

Hầu hết quy định chương trình song ngành của các trường đều tạo điêu kiện thuận lợi cho sinh viên: nếu như trong chương trình đào tạo của từng chuyên ngành có chung các môn học giống nhau thì sinh viên chỉ cần học 1 lần, và điểm được tính cho cả 2 chương trình học. Như vậy riêng với học sinh lựa chọn học song ngành sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, cũng như tiền bạc để theo học 2 ngành của 2 trường khác nhau. Như vậy, ngoài lợi ích lớn nhất là cùng trong thời gian học đại học sinh viên học song ngành có thể cùng một lúc được nhận 2 tấm bằng đại học ở 2 lĩnh vực khác nhau. Sinh viên học song ngành còn có cơ hội việc làm cao gấp đôi so với sinh viên chỉ học một chuyên ngành.

Theo thạc sĩ Trần Minh Khương – chuyên viên đào tạo trường đại học Lương Thế Vinh nhận định: các chương trình song bằng có nhiều ưu điểm. Người học được nhận hai bằng cử nhân riêng biệt trong khoảng thời gian học tập chỉ từ 4,5 đến tối đa 5 năm dành cho hệ chính quy tập trung. Học hai chương trình đào tạo là thách thức, nhưng việc học song ngành sẽ giúp sinh viên có thêm nhiều cơ hội việc làm. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, việc sở hữu hai tấm bằng cử nhân với hai chuyên môn khác nhau sẽ là điều kiện mở ra cơ hội nghề nghiệp rất lớn. Ví dụ, nếu như một học sinh có bằng Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, lại có thêm tấm bằng luật nữa thì cơ hội việc làm một doanh nghiệp lớp sẽ càng cao.

Một trong những vấn đề sinh viên có thể gặp phải trong quá trình học song bằng là lượng kiến thức khá lớn. Khối lượng kiến thức sẽ phải học khá nặng, khoảng 80 tín chỉ mà thời hạn ra trường lại không thêm. Tuy nhiên đây nếu cố gắng và sắp xếp khoa học, sinh viên vẫn có thể hoàn thành tốt việc học cả hai ngành. Là người chọn lựa học thêm bằng công nghệ thông tin của Trường ĐH Công nghệ Thông tin từ cuối năm 2, theo sinh viên Hồ Tấn Phước Minh – Trường ĐH Kinh tế – Luật (ĐHQG TPHCM), học thêm một ngành khi vẫn đang theo đuổi ngành học mình yêu thích (Luật) tuy có vất vả nhưng cần thiết.

Check Also

Những bệnh về tim mạch phổ biến bạn cần lưu ý

Những bệnh lý liên quan đến tim mạch luôn là mối quan tâm của rất ...