Viêm da tiếp xúc kích ứng xảy ra trong quá trình tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố dị nguyên. Vậy cần khắc phục tình trang này như thế nào cho hiệu quả mọi người cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
- Hội chứng Sheehan và lưu ý về nguy cơ thiếu máu sau sinh
- Bệnh nhân cần lưu ý những gì khi điều trị vi khuẩn HP?
- Biện pháp phòng ngừa ung thư đúng cách giúp đẩy lùi bệnh
Tiếp xúc với các chất lạ có thể khiến bạn bị viêm da tiếp xúc kích ứng
Nguyên nhân phổ biến gây viêm da tiếp xúc kích ứng
Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên phát hiện trên da có các biểu hiện triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ, thậm chí phồng rộp ở bàn tay, bàn chân, cổ, lưng, ngực… rất có khả năng bạn đã bị viêm da tiếp xúc kích ứng.
Thông thường các chất gây kích ứng xuất phát từ chính môi trường sống và đồ vật tiếp xúc hàng ngày như:
– Dị ứng với phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn trong không khí.
– Dị ứng cặn xà phòng sót lại trên quần áo.
– Đồ vật có chất liệu cao su, nhựa nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, kém chất lượng.
– Dùng sữa tắm, dầu gội chứa chất tạo bọt, paraben,…
– Cặn nước lau nhà, nước rửa bát… (đây là những dung dịch chứa hóa chất tẩy rửa mạnh nên rất dễ gây viêm da tiếp xúc kích ứng).
– Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng hoặc có thành phần không phù hợp với da, chứa corticoid độc hại.
Biến chứng khi bị viêm da tiếp xúc kích ứng
Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho biết, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng có thể gây ra vòng xoắn gãi – ngứa, tiềm ẩn nhiều biến chứng nặng nề ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống người bệnh.
Tình trạng này kéo dài cũng có thể dẫn tới mạn tính, viêm da thần kinh gây dày sừng da tay chân mất thẩm mỹ và khó điều trị.
Ngứa ngáy kéo dài có thể gây ra viêm da thần kinh
Cách khắc phục viêm da tiếp xúc kích ứng hiệu quả
Giảng viên ngành Điều dưỡng đa khoa cho biết, khi bị viêm da tiếp xúc kích ứng, bạn có thể thực hiện những cách sau để làm giảm triệu chứng bệnh:
– Dùng khăn ấm: dùng một chiếc khăn sạch, ngâm nước ấm rồi vắt khô, chườm lên vùng da bị viêm da tiếp xúc kích ứng 3 – 5 phút sau đó lặp lại vòng tiếp theo, thực hiện 5 vòng/lần, mỗi ngày 3 lần.
– Dùng dưỡng ẩm: Bôi gel nha đam hoặc kem dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên, lành tính lên da, động tác mát xa sẽ giúp lớp dưỡng ẩm được thấm sâu hơn, làm mềm da và dịu cơn ngứa hiệu quả. Dưỡng ẩm còn tạo lớp màng bảo vệ da trước sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài. Bôi dưỡng ẩm sau khi rửa sạch vùng da bị kích ứng 3 – 5 giây để đạt hiệu quả tối ưu nhất.
– Tránh xa các yếu tố có thể gây kích ứng, dùng găng tay khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa (nước rửa bát, lau nhà…) hạn chế tới các khu vực ô nhiễm, bụi bẩn, vệ sinh môi trường sống thường xuyên.
– “Cắt cơn” ngứa khẩn cấp bằng cách bôi dung dịch hồ nước, hồ neopred lên vị trí bị viêm da tiếp xúc kích ứng, các chất này có tác dụng kháng khuẩn rất hiệu quả.
Lưu ý: Đối với các tổn thương lở loét, không nên sử dụng kem/gel dưỡng ẩm vì có thể tạo môi trường “lý tưởng” để vi khuẩn xâm nhập khiến tổn thương trầm trọng hơn.