Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Tin Y tế giáo dục >> Biến chứng nguy hiểm từ tình trạng táo bón kéo dài ở trẻ nhỏ

Biến chứng nguy hiểm từ tình trạng táo bón kéo dài ở trẻ nhỏ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Các bậc phụ huynh nên lưu tâm đến tình trạng táo bọn ở trẻ để tránh được những biến chứng của táo bón ở trẻ gây nguy hiểm đáng tiếc có thể sảy ra.

Biến chứng nguy hiểm của táo bón đối với trẻ nhỏ

Trẻ phát triển không đồng đều về trí tuệ – thể chất: Điều dưỡng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết, khi trẻ bị táo bón, trẻ em thường hay bỏ bữa ăn, lười biếng ăn. Tình trạng này diễn ra sẽ làm cho cơ thể trẻ giảm hấp thu các dưỡng chất, vitamin và chất khoáng. Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng khiến cho trẻ bị chậm phát triển hơn về thể chất, trí tuệ so với những trẻ bình thường.

Trẻ bị chứng sợ ăn: Trẻ sẽ nghĩ đến việc ăn vào xong sẽ phải đi vệ sinh khiến nhiều trẻ bị ám ảnh gây ra chứng sợ ăn ở trẻ. Bên cạnh đó việc sau khi ăn vào nhưng lại không đi vệ sinh được thường sẽ gây ra cho trẻ cảm giác đầy bụng, chướng bụng. Kết hợp lại ở cả 2 nguyên nhân nêu trên sẽ tạo ra chứng sợ ăn trẻ và cả người lớn khi mắc phải táo bón.

Tăng nguy cơ bị bệnh ung thư hậu môn trực tràng: Ở trẻ em bị táo bón phân thường khô, cứng và với lượng độc tố trong phân cao trong đó có chất gây bệnh ung thư acid deoxycholic, acid lithocholic… Việc phân nằm lâu ở trong đại tràng làm tăng thời gian tiếp xúc giữa các chất gây bệnh ung thư và niêm amcj đại tràng. Tình trạng này mặc dù thường gặp ở người lớn, tuy nhiên chưa thể khẳng định đối tượng loại trừ là trẻ em được.

Tăng nguy cơ biến chứng ở những trẻ có mắc bệnh lý mạn tính: Bác sĩ, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ những trẻ mắc bệnh hen suyễn, thoát vị bẹn, thoát vị hoành, tình trạng táo bón diễn ra thường xuyên khá nguy hiểm. Mỗi lần mắc phải chứng táo bón, trẻ đi đại tiện sẽ rặn gây tăng áp lực ở ổ bụng, tăng nguy cơ thoát vị ở trẻ em bị thoát vị bẩm sinh. Đối với trẻ em có bệnh hen, việc rặn khi đi đại tiện khiến bệnh của trẻ hẹn bị khởi phát cơn, khó thở cấp tính.

Tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý về đường tiêu hóa: Phần lớn những trẻ em mắc phải chứng táo bón thường dễ mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như: viêm ruột, viêm đại tràng, rối loạn nhu động ruột, rối loạn tiêu hóa…

Suy kiệt, suy dinh dưỡng: Suy kiệt, suy dinh dưỡng là hậu quả khi mắc phải chứng táo bón ở trẻ. Khi mắc phải chứng táo bón thường xuyên và lâu ngày, không được điều trị sẽ dẫn đến việc trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng, cơ thể gầy còm, thiếu máu. Phân bị ứ đọng lâu trong đại tràng gây ở trẻ tình trạng nhiễm độc mạn tính.

Chuyên mục tin y tế giáo dục cập nhật và chia sẻ những biến chứng nguy hiểm và hậu quả của táo bón ở trẻ. Các bậc phụ huynh nên lưu tâm đến tình trạng vệ sinh đại tiện của con nhỏ để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể sảy ra. Cũng cần đặc biệt lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng ăn uống hằng ngày cho trẻ táo bón cũng như chế độ tập luyện cho trẻ. Cha mẹ nên chủ động phòng bệnh táo bón cho trẻ trước khi trẻ mắc phải bệnh, đó là cách tốt nhất để giúp phòng tránh các biến chứng và hậu quả nghiêm trọng của táo bón ở trẻ.

Check Also

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh và những điều cần lưu ý cho cha mẹ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ mắc chàm sữa, một bệnh có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, khiến trẻ quấy khóc và ăn ngủ kém. Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh có thể dẫn đến viêm bội nhiễm.