Thoát vị đĩa đệm là tình trạng các rễ dây thần kinh bị chèn ép bởi phần nhân nhầy đĩa đệm thoát ra, lệch khỏi vị trí ban đầu gây ra đau nhức, tê bì. Vậy bệnh lý này có nguy hiểm không?
- Bác sĩ tư vấn cách bổ sung Vitamin B6 từ thực phẩm tự nhiên
- Bệnh nhân bị viêm mũi vận mạch nên điều trị như thế nào?
- Phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu ở người bệnh có đặt ống thông tiểu
Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết, đĩa đệm nằm ở giữa các đốt sống. Chức năng của đĩa đệm là co giãn giúp các đốt xương hoạt động mà không bị cọ xát vào nhau. Cấu trúc đĩa đệm gồm 2 thành phần: Bao xơ và nhân nhầy.
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị tổn thương, thoái hoá hoặc chịu tác động tiêu cực nên bị rách, nứt. Điều này tạo điều kiện cho các khối nhân nhầy bên trong các bao xơ theo các vết nứt, vết rách thoát ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép lên ống sống, rễ thần kinh, gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh.
Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm như thế nào?
Thông thường, người sẽ dựa trên biểu hiện đau lưng âm ỉ hoặc đau ở cổ để xác định tình trạng bệnh. Tuy nhiên, đau nhức chỉ là 1 yếu tố trong nhóm triệu chứng thoát vị đĩa đệm lâm sàng sau:
Đau cột sống cấp, mãn tính
Cơn đau vùng cổ, lưng khởi phát đột ngột, âm ỉ rồi dữ dội. Đau nhức do thoát vị thường xuất hiện khi vận động mạnh và giảm ngay khi nghỉ ngơi.
Hạn chế vận động
Người bệnh thoát vị thường bị hạn chế các cử động như cúi, xoay, gập cổ hoặc cúi, nghiêng người bị hạn chế. Bệnh nhân cũng bị cơ cứng vùng cổ, thắt lưng sau khi thức dậy vào buổi sáng.
Tê bì
Khi bị bệnh thoát vị đĩa đệm dây thần kinh sẽ bị khối thoát vị chèn ép sẽ gây tê cứng vùng cổ xuống cánh tay, thắt lưng xuống mông đùi và 2 chân.
Tổn thương rễ thần kinh
Cơ thể không phân biệt được nóng/lạnh, người bệnh thoát vị gặp vấn đề về phản xạ cánh tay, bàn chân chậm dần, nhiệt độ da giảm…
Mất kiểm soát đại tiểu tiện
Khi bị thoát vị, dây thần kinh chỉ huy truyền từ não đến ruột, bàng quang bị chèn ép và khiến người bệnh tiểu bí, tiểu són, đại tiện không tự chủ.
Một số triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm khác
Cơ thể người bệnh mệt mỏi, sốt, ăn không ngon, mất ngủ, sụt cân…
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng các rễ dây thần kinh bị chèn ép
Nguyên nhân nào khiến bạn bị thoát vị đĩa đệm?
Theo trang Tin Y tế giáo dục chia sẻ, việc tìm hiểu nguyên nhân rất cần thiết đối với người bệnh trong toàn bộ quá trình điều trị. Thoát vị đĩa đệm xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do các yếu tố dưới đây:
Do tuổi tác
Tuổi càng cao hệ thống cơ xương khớp càng lỏng lẻo và yếu dần. Khi đến giai đoạn này, vòng sụn bao bọc bên ngoài đĩa đệm bị xơ hoá khiến nhân nhầy khô cứng và giảm dần tính đàn hồi. Vì vậy những tác nhân cơ học bên ngoài rất dễ gây tổn thương cho đĩa đệm. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, phần lớn các bệnh lý xương khớp mãn tính đều có mối liên hệ chặt chẽ với yếu tố tuổi tác. Do đó, người cao tuổi thường gặp rắc rối với vấn đề đau nhức xương khớp âm ỉ kéo dài, nhất là khi giao mùa.
Do tính chất công việc
Bên cạnh nhóm đối tượng cao tuổi thì những người thường phải đứng hoặc ngồi lâu cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về xương khớp, bao gồm thoát vị đĩa đệm. Bởi cột sống phải chống đỡ và gánh vác toàn bộ sức nặng của cơ thể dồn xuống trong một thời gian gây đau nhức.
Do thói quen sinh hoạt
Một số thói quen sinh hoạt như: mang vác nặng, tập luyện thể thao quá sức, nằm-ngồi-ngủ sai tư thế… đã vô tình trở thành thủ phạm gây nên những tổn thương cho vùng cột sống.
Do chấn thương lao động, tai nạn
Đĩa đệm là một phần cấu tạo nên cột sống nhằm đảm bảo mọi hoạt động của con người diễn ra suôn sẻ. Cũng chính vì lý do này nên đĩa đệm rất dễ bị tổn thương nếu người bệnh gặp chấn thương trong quá trình lao động hoặc do tai nạn.
Do mắc bệnh lý xương khớp bẩm sinh
Người mắc các bệnh lý xương khớp bẩm sinh như gù vẹo, thoái hoá cột sống thì có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao hơn so với người bình thường.
Lý do khác
Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm cũng có thể xuất phát từ một sống nguyên nhân khác như: thừa cân, béo phì, lười vận động, thiếu hụt chất dinh dưỡng, lạm dụng chất kích thích, thuốc lá, rượu bia,…
Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Theo các Bác sĩ chuyên khoa Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, thoát vị đĩa đệm không đe dọa tới tính mạng nhưng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm mà người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, coi thường. Cụ thể là:
Làm tổn thương dây thần kinh
Thoát vị đĩa đệm là phần nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép lên rễ thần kinh, ảnh hưởng trực tiếp tới các bộ phận mà nó đi qua. Trong một thời gian dài, tình trạng đau nhức không chỉ dừng lại âm ỉ mà sẽ dữ dội hơn rất nhiều, thậm chỉ chỉ ho nhẹ hay hắt xì hơi cũng khiến người bệnh khó chịu.
Teo cơ, bại liệt, tàn phế suốt đời
Biến chứng nguy hiểm nhất mà người bị thoát vị đĩa đệm có thể phải đối mặt đó là teo cơ, bại liệt, tàn phế suốt đời. Bởi quá trình lưu thông máu bị thoát vị đĩa đệm cản trở khiến cơ xương khớp thiếu hụt canxi trầm trọng và mất dần khả năng vận động. Người bệnh chỉ có thể nằm một chỗ, không thể đi lại và chấp nhận chịu đau đớn, hành hạ ngày qua ngày.
Biến chứng khác
Thoát vị đĩa đệm kéo còn còn gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác như hội chứng chùm đuôi ngựa, thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn đại tiểu tiện,…