Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Tin Y tế giáo dục >> Phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu ở người bệnh có đặt ống thông tiểu

Phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu ở người bệnh có đặt ống thông tiểu

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Nhiễm khuẩn tiết niệu, việc phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu đóng vai trò rất quan trọng với các bác sĩ lâm sàng cũng như người bệnh.

Tìm hiểu nhiễm khuẩn tiết niệu là gì?

Tìm hiểu nhiễm khuẩn tiết niệu là gì?

Nhiễm khuẩn tiết niệu là một trong những tình trạng nhiễm khuẩn phổ biến trong y khoa. Trong đó, nhiễm khuẩn tiết niệu ở những bệnh nhân đặt ống thông tiểu thường khó kiểm soát vì không biểu hiện nhiều các triệu chứng lâm sàng, đặc biệt đối với trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu do thông tiểu sau phẫu thuật. Vì vậy việc phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu đóng vai trò rất quan trọng với các bác sĩ lâm sàng cũng như người bệnh.

Tìm hiểu nhiễm khuẩn tiết niệu là gì?

Chuyên mục Tin Y tế giáo dục cập nhật:  Nhiễm khuẩn tiết niệu là một trong những tình trạng nhiễm khuẩn phổ biến trong y khoa. Theo nhiều thống kê trong số những người có đặt ống thông tiểu ít nhất một lần kéo dài khoảng vài giờ đến vài ngày, có khoảng 25-40% trường hợp nhập viện vì nhiễm khuẩn tiết niệu. Hơn 80% các trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện xuất hiện ở những bệnh nhân có đặt ống thông tiểu dẫn lưu bàng quang.

Nhiễm khuẩn tiết niệu có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm trùng, không những ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh mà còn làm tăng chi phí điều trị lên nhiều lần.

Nhiễm khuẩn tiết niệu ở những bệnh nhân đặt ống thông tiểu thường khó kiểm soát vì không biểu hiện nhiều các triệu chứng lâm sàng, đặc biệt đối với trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu do thông tiểu sau phẫu thuật. Vì vậy việc phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu đóng vai trò rất quan trọng với các bác sĩ lâm sàng cũng như người bệnh.

Những yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn tiết niệu

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu rất đa dạng, bao gồm vi khuẩn, ký sinh trùng và vi rút, trong đó phổ biến nhất là vi khuẩn Gram âm. Vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào đường tiểu có liên quan trực tiếp tới việc đặt ống thông tiểu không vô trùng và chăm sóc người bệnh có đặt ống thông tiểu không đúng cách. Các tác nhân gây bệnh theo 3 con đường chính:

Theo đường tiếp xúc trực tiếp: Đây là con đường gây bệnh chiếm đa số với khoảng 90% trong tổng số các trường hợp. Vi khuẩn từ các dụng cụ y tế không vô trùng, bàn tay của nhân viên y tế di chuyển ngược dòng từ môi trường bên ngoài vào hệ tiết niệu bên trong cơ thể.

Theo đường máu: Tuy chiếm tỷ lệ thấp, nhưng nếu nhiễm khuẩn tiết niệu xuất hiện do vi khuẩn lây lan theo đường máu thường có bệnh cảnh nặng nề và khả năng tử vong cao do biến chứng nhiễm khuẩn máu dễ xảy ra hơn.

Theo đường mạch bạch huyết: Các ổ nhiễm khuẩn từ các khu vực lân cận có thể lan đến hệ tiết niệu thông qua mạch bạch huyết như bộ phận sinh dục, trực tràng và các cơ quan khác trong hố chậu.

Muốn phòng tránh nhiễm khuẩn tiết niệu ở những bệnh nhân đặt ống thông tiểu có hiệu quả cần hiểu rõ nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của bệnh. Có nhiều đặc điểm khách quan và chủ quan làm tăng khả năng mắc nhiễm khuẩn tiết niệu như:

Quy trình đặt ống thông tiểu không đảm bảo vô trùng: Cán bộ y tế không tuân thủ tốt các thao tác đặt và chăm sóc ống dẫn lưu nước tiểu. Vi sinh vật gây bệnh từ các dụng cụ y tế, tay người thực hiện hoặc môi trường xung quanh sẽ dễ dàng xâm nhập vào hệ tiết niệu.

Nước tiểu ứ đọng và tắc nghẽn: Ống dẫn lưu không đưa hết nước tiểu ra ngoài tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn nhân lên và phát triển gây nhiễm khuẩn tiết niệu.

Trào ngược nước tiểu: Do không chăm sóc đúng cách, thường gây ra nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân đặt ống thông tiểu sau phẫu thuật.

Ống thông tiểu được lưu lại trong cơ thể với thời gian quá dài. Nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu tăng tỷ lệ với thời gian đặt ống thông tiểu.

Các yếu tố nguy cơ đến từ bản thân người bệnh như bệnh nhân lớn tuổi, yếu, nằm liệt giường, mắc nhiều bệnh lý mãn tính như đái tháo đường, suy thận.

>> Thông tin không nên bỏ lỡ:

Phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân đặt ống thông tiểu

Phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân đặt ống thông tiểu

Phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân đặt ống thông tiểu

Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM chia sẻ: Phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân đặt ống thông tiểu có thành công hay không phụ thuộc vào sự phối hợp của nhiều bước khác nhau:

1. Dùng ống thông tiểu đúng cách

  • Không đặt ống thông tiểu một cách tùy tiện. Tuyệt đối tuân theo các chỉ định của bác sĩ.
  • Cân nhắc khi quyết định đặt ống thông tiểu ở những đối tượng bệnh nhân nhạy cảm như người già, suy giảm miễn dịch và phụ nữ.
  • Thời gian lưu ống thông tiểu cần được tuân thủ đúng quy định, không nên kéo dài khi không cần thiết. Tốt nhất nên rút ống thông tiểu sau 24 giờ kể từ khi phẫu thuật.
  • Không đặt thông tiểu một cách thường quy ở tất cả bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật.
  • Bệnh nhân mắc hội chứng bàng quang thần kinh nên được đặt ống thông tiểu ngắt quãng thay thế cho việc đặt ống thông tiểu lưu.
  • Trường hợp người bệnh rối loạn chức năng bài tiết nước tiểu có thể cân nhắc lựa chọn đặt ống thông tiểu ngắt quãng hoặc dẫn lưu bàng quang trên xương mu thay thế.
  • Đặt ống thông tiểu có tẩm kháng sinh là một biện pháp có thể làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu, mặc dù chưa có nhiều bằng chứng trên lâm sàng.
  • Sử dụng ống thông tiểu với kích thước nhỏ nhất có thể hạn chế gây chấn thương cho niệu đạo, bàng quang.

2. Lưu ý trong khi tiến hành đặt ống thông tiểu

  • Tuyệt đối tuân thủ chế độ Vệ sinh tay theo hướng dẫn của nhân viên y tế trước khi bắt đầu và sau khi thực hiện thủ thuật.
  • Các dụng cụ thực hiện phải được đảm bảo vô khuẩn.
  • Ống thông tiểu sau khi đặt phải được cố định vào mặt trong đùi ở vị trí thấp.
  • Hạn chế tối đa việc lưu ống thông tiểu trong niệu đạo với thời gian kéo dài.
  • Trước khi đưa ống thông tiểu vào niệu đạo, luôn cần bôi trơn đầu ống.
  • Khóa hệ thống ống thông tiểu khi di chuyển người bệnh để phòng tránh trào ngược nước tiểu trở lại làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu.

3. Chăm sóc người bệnh đúng cách sau khi đặt ống thông tiểu

  • Bảo đảm hệ thống dẫn lưu nước tiểu luôn kín.
  • Duy trì sự lưu thông của dòng nước tiểu. Không để nước tiểu bị ứ đọng do dẫn lưu không triệt để hoặc do tắc nghẽn.
  • Luôn mang găng khi thao tác với các ống thông tiểu.
  • Thay thế ống thông tiểu định kỳ không được khuyến cáo.
  • Không phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu bằng việc sử dụng kháng sinh theo đường toàn thân.

Check Also

Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm nhất vào giai đoạn nào?

Bệnh sốt xuất huyết thường trải qua nhiều giai đoạn. Vậy giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết là giai đoạn nào? Cần lưu ý điều gì khi chăm sóc người bị sốt xuất huyết?