Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Sức Khoẻ Làm Đẹp >> Bệnh nhân bị bệnh trĩ nên kiêng ăn những loại thực phẩm nào?

Bệnh nhân bị bệnh trĩ nên kiêng ăn những loại thực phẩm nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Hiện nay, bệnh trĩ đang có mức độ phổ biến ngày càng cao, người mắc bệnh ngày càng nhiều. Vậy trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên kiêng những loại thực phẩm gì?

Các loại gia vị cay nóng này làm cho bệnh trĩ của bạn trở nên nặng hơnCác loại gia vị cay nóng này làm cho bệnh trĩ của bạn trở nên nặng hơn

BỊ BỆNH TRĨ NÊN KIÊNG ĂN GÌ?

Để tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị, bạn cần kiêng cử một số loại thực phẩm và đồ uống sau:

Các loại gia vị cay nóng, muối, đường người bị bệnh trĩ nên kiêng

Không ăn những gia vị cay nóng như: ớt, tiêu, hành… gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột và khiến việc đại tiện khó khăn hơn rất nhiều.

Việc nạp vào cơ thể các gia vị muối, đường và các loại gia vị cay nóng như: ớt, tiêu, hành… gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột và khiến việc đại tiện khó khăn hơn, có thể làm tăng nguy cơ táo bón, gây cảm giác khó chịu, nóng rát và ngứa ngáy hậu môn khi đi tiêu.

Thực phẩm dễ gây táo bón

Táo bón là một trong những yếu tố khởi phát và làm nghiêm trọng triệu chứng của bệnh trĩ. Do đó cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm khó tiêu hóa và dễ gây táo bón như thức ăn đóng hộp, thực phẩm chứa nhiều đạm, chất béo no, socola, bánh kẹo, bánh mì,… Các loại thực phẩm này không chỉ làm tăng ma sát lên búi trĩ khi đại tiện mà còn kích thích phản ứng ngứa và viêm ở niêm mạc hậu môn.

Trong các đồ ăn nhanh, chiên, rán, xào nấu thường chứa nhiều dầu mỡ, chất béo ảnh hưởng không tốt cho người bị trĩ. Vì dầu mỡ, chất béo rất hóa tiêu hóa, cơ thể dễ bị nóng trong, táo bón, tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Nước ngọt có gas, cà phê và rượu bia

Sử dụng cà phê và rượu bia có thể khiến cơ thể mất nước, tăng nguy cơ táo bón và đau rát khi đại tiện. Ngoài ra, các loại thức uống này còn khiến dạ dày tăng tiết dịch vị gây trào ngược thực quản, rối loạn nhu động tiêu hóa,…

Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế dùng nước ngọt có gas. Thức uống này có thể gây đầy hơi, khó tiêu và làm tăng áp lực trong khung ruột, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.

Thường xuyên tập thể dục tạo sự dẻo dai cho cơ thể và giúp lưu thông máu tốtThường xuyên tập thể dục tạo sự dẻo dai cho cơ thể và giúp lưu thông máu tốt

CHẾ ĐỘ SINH HOẠT LÀNH MẠNH ĐỂ TRÁNH BỆNH TRĨ

Theo các Giảng viên Cao đẳng điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ những chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp cải thiện bệnh trĩ như sau:

Không ngồi 1 chỗ quá lâu

Không nên ngồi quá lâu 1 chỗ hoặc đứng quá lâu ở 1 chỗ mà nên dành 5 phút mỗi giờ đứng lên đi lại hoặc tập thể dục. Vì đứng lâu hoặc ngồi lâu sẽ làm áp lực ở tĩnh mạch vùng hậu môn tăng và làm cho cái búi trĩ căng phình, to ra, làm cho bệnh trĩ nặng thêm rất là nhiều.

Ăn thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Thường xuyên bổ sung chất xơ giúp điều hòa nhu động ruột, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa và hỗ trợ làm giảm táo bón – một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể

Mỗi ngày nên uống đủ 1,5 – 2 lít nước để giúp quá trình chuyển hóa trong cơ thể được diễn ra một cách bình thường. Ngoài nước lọc, nên uống nhiều nước trái cây, nước rau quả, súp rau,…

Hạn chế thực phẩm, đồ uống khó tiêu

Dung nạp thực phẩm và đồ uống khó tiêu có thể làm tăng áp lực lên đường ruột, gây táo bón và tăng ma sát lên búi trĩ khi đại tiện. Hơn nữa, các loại đồ uống và thực phẩm này còn tăng nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa khác như viêm dạ dày, loét dạ dày, trào ngược thực quản,…

Người bị bệnh trĩ nên chú ý thói quen ăn uống

Các thói quen ăn uống như ăn không đúng giờ, ăn khuya, ăn quá nhanh, ăn uống quá mức,… có thể gây rối loạn đường ruột, tăng nguy cơ tiêu chảy – táo bón và có thể làm nghiêm trọng các triệu chứng của bệnh trĩ. Đặc biệt là không ăn quá no, vì sẽ làm tăng áp lực ở vùng hậu môn làm các búi trĩ càng tăng càng to hơn , dẫn đến búi trĩ càng to hơn.

Thường xuyên tập thể dục

Nên thực hiện các bộ môn có cường độ vừa phải như đi bộ, yoga, bơi lội,… nhằm tăng sức dẻo dai của cơ thể, cải thiện sức khỏe tổng thể và thúc đẩy hoạt động lưu thông máu. Ngoài ra, tập thể dục đều đặn còn giúp kiểm soát cân nặng, điều hòa nhu động ruột và giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng.

Cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn

Chế độ ăn kiêng có thể khiến thể trạng suy nhược, mệt mỏi và thiếu chất. Do đó khi ăn uống, bạn nên đa dạng thực phẩm và ăn đủ 3 bữa để duy trì thể trạng khỏe mạnh và nâng cao khả năng miễn dịch.

Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu

Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, tránh nhịn. Nên tạo 1 thói quen đi vệ sinh vào 1 thời điểm nhất định hằng ngày, tránh ngồi lâu khi đi vệ sinh. Ngồi lâu có thể gây tăng áp lực lên vùng tĩnh mạch hậu môn. Nên chọn loại bồn cầu ngồi bệt.

Check Also

Lợi ích sức khỏe bất ngờ của mỡ lợn – nguồn vitamin D

Mỡ lợn đã trở lại mốt và trở thành chất béo được nhiều chuyên gia ...