Bệnh trĩ là bệnh xảy ra do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn. Khi các mô này phình lên do sưng hoặc viêm thì gọi là trĩ. Vậy bệnh trĩ có bị lây không?
- Cảnh báo những nguyên nhân gây nên suy nhược cơ thể cho người già
- Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể chơi những môn thể thao nào
- Tìm hiểu các bước của Quy trình điều dưỡng
Bệnh trĩ là bệnh xảy ra do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch
Bệnh trĩ có lây không?
Khi nghe câu “Thập nhân cửu trĩ”, hẳn bạn đang nghĩ đến vấn đề bệnh trĩ có thể lây từ người sang người, vì thường những bệnh mà số đông người mắc phải nhiều như thế thường là bệnh lây lan. Có thể suy nghĩ này đúng với một số bệnh khác, nhưng riêng bệnh trĩ thì không phải bệnh truyền nhiễm bạn nhé!
Tuy rất nhiều người mắc bệnh, nó xuất hiện ở mọi đối tượng từ trẻ em cho đến người lớn tuổi, nhưng bệnh hoàn toàn không có khả năng lây từ người này sang người khác.
Có trường hợp trong một gia đinh có nhiều người cùng mắc bệnh nên họ cũng đưa ra câu hỏi “Bệnh trĩ có di truyền không?”. Thông qua một số nghiên cứu di truyền học, nguy cơ mắc bệnh có thể tăng lên nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh trĩ. Tuy nhiên, yếu tố di truyền không có vai trò quyết định trong sự hình thành bệnh. Nhiều người cùng bị trĩ trong một gia đình thực tế là do thói quen ăn uống, sinh hoạt chưa khoa học giống nhau nên mới cùng mắc chung một bệnh lí, chứ không phải là do họ dùng chung đồ vật với người bệnh mà ngỡ rằng là mình bị lây.
Ai có nguy cơ mắc bệnh trĩ?
Những người thường hay bị tiêu chảy, táo bón mãn tính. Những tình trạng này gây ra áp áp lực lên vùng tĩnh mạch xung quanh hậu môn, trực tràng, dẫn đến hình thành bệnh trĩ.
Những người làm công việc ngồi nhiều, đứng lâu, ít hoạt động, đi lại như các đối tượng nhân viên văn phòng, lái xe, bảo vệ, giáo viên,… Những hành động này dẫn đến tình trạng làm tăng áp lực lên khu vực trực tràng, hậu môn bởi trọng lượng cơ thể dồn lên xương chậu làm giãn tĩnh mạch ở khu vực này. Bên cạnh đó, việc ít đi lại gây cản trở quá trình lưu thông của máu trong mạch máu, gây ra huyết khối, góp phần dẫn đến bệnh.
Người có công việc hay ngồi lâu cũng là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ
Phòng ngừa bệnh trĩ như thế nào?
Theo các Giảng viên Cao đẳng điều dưỡng Sài Gòn cho biết: Bệnh trĩ xảy ra khi có quá nhiều áp lực lên tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn. Áp lực quá mức có thể do dùng sức rặn mạnh trong khi đi tiêu hoặc mắc chứng táo bón. Có thể tránh những nguyên nhân này bằng cách uống nhiều nước và chế độ ăn giàu chất xơ.
Nhiều phụ nữ đang mang thai bị bệnh trĩ. Để giảm nguy cơ này cần tập thể dục thường xuyên, tránh ngồi quá lâu hay nằm nghiêng bên trái lâu.
Các mẹo khác để giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ bao gồm:
- Không nên nhịn đại tiện;
- Chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả;
- Tránh sử dụng thuốc nhuận tràng không có chỉ định phù hợp của bác sĩ.
Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên về các cách khác có thể thực hiện để giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ căn cứ vào tình trạng sức khỏe và hồ sơ bệnh án của bệnh nhân.