Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Tin Y tế giáo dục >> Một số những dấu hiệu của bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi

Một số những dấu hiệu của bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Tìm hiểu một số những dấu hiệu của bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi nhằm giúp đề phòng và có những hướng chăm sóc tốt hơn cho mình cũng như người thân trong gia đình.

Một số dấu hiệu của bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi

Một số dấu hiệu của bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi

Theo các bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Những biến đổi do lão hóa ở hệ tim mạch (đặc biệt là xơ vữa động mạch) là nguyên nhân góp phần gây ra các bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi. Các van tim ở người cao tuổi cũng bị thoái hóa, trở nên xơ và hóa vôi khi tuổi càng cao. Trong đó, van động mạch chủ thường bị nhất, các van khác cũng có thể bị ảnh hưởng và gây nên bệnh van tim người cao tuổi, chính vì điều này mà khi về già chúng ta dễ mắc các bệnh tim mạch.

Cùng tìm hiểu những dấu hiệu bệnh tim mạch ở người cao tuổi qua thông tin cụ thể bên dưới:

  • Choáng váng khi bước ra khỏi giường

Vào buổi sáng có hay chóng mặt (huyết áp thế đứng thấp) nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do bệnh tiểu đường, Parkinson, trụy tim, hay phản ứng phụ của thuốc bao gồm cả thuốc lợi tiểu và thuốc huyết áp. Ngoài ra, triệu chứng chóng mặt do tư thế nhẹ gây ra bởi sự xáo trộn của các bộ phận cân bằng của tai trong. Do đó, nên đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh chính xác.

  • Khó thở

Khó thở nguyên nhân gây ra có thể là do vận động quá sức hoặc lo lắng về một việc hay vấn đề gì đó. Nhưng đôi khó thở là do chứng nghẽn mạch phổi do cục đông máu làm nghẽn mạch máu trong phổi hoặc đang lên cơn đau tim, trụy tim. Bệnh khiến người mắc bệnh phải thở gấp do thiếu không khí hoặc cảm thấy rất khó chịu. Bệnh này rất nguy hiểm đến tính mạng, cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kịp thời cấp cứu.

Đau thắc ngực là biểu hiện triệu chứng của thiếu máu và nhồi máu cơ tim (ảnh minh họa)

Đau thắc ngực là biểu hiện triệu chứng của thiếu máu và nhồi máu cơ tim (ảnh minh họa)

  • Đau thắt ngực

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM –Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Đau thắc ngực là biểu hiện triệu chứng của thiếu máu và nhồi máu cơ tim. Người mắc bệnh có cảm giác như bị đè nặng hoặc đau nhói. Nhiều lúc có cảm giác nóng rát, ngực bị tức, gây ra cảm giác khó thở. Cơn đau thường sẽ lan xuyên qua lồng ngực ra phía sau, lên trên phía hai vai hoặc lan dọc theo cánh tay. Ngoài ra, bệnh nhân thường cảm thấy hồi hộp, hụt hẫng, hụt hơi, thấy mệt kèm theo chóng mặt, hoảng hốt và những cơn đau tim nhẹ.

Một số trường hợp điển hình là khi bênh nhận gắng sức hay xúc động, người bệnh sẽ có cảm giác bị đè nặng như bóp nghẹt giữa ngực, có thể thấy tê cả hàm hay tay trái, kéo dài vài phút, kèm theo biểu hiện khó thở hay vã mồ hôi. Vì vậy, triệu chứng sẽ hết trong vài phút nếu ngưng gắng sức và nghỉ ngơi.

Nhồi máu cơ tim có mức độ nặng nhất, khi đó mạch máu nuôi tim bị tắc nghẽn hoàn toàn. Biểu hiện bệnh cũng là đau thắt ngực nhưng ở mức độ dữ dội hơn và kéo dài hơn 30 phút. Đây là tình trạng cấp cứu, người mắc bệnh cần nhập viện càng sớm càng tốt mới điều trị thành công.

Tuy nhiên, cũng có những người mắc bệnh tim mà không hề có dấu hiệu đau thắt ngực. Nhưng khi được đo nhịp tim bằng điện tâm đồ thì họ vẫn mắc những bệnh tim mạch.

Tim bị suy yếu không thực hiện bơm máu đầy đủ đến các cơ quan (Ảnh minh họa)

Tim bị suy yếu không thực hiện bơm máu đầy đủ đến các cơ quan (Ảnh minh họa)

  • Suy tim

Tim bị suy yếu không thực hiện bơm máu đầy đủ đến các cơ quan, người bệnh khi vận động sẽ thấy mệt. Ngoài ra, khi gắng sức máu bị ứ lại ở phổi sẽ gây khó thở, ứ gây đau sường bên phải khi ứ ở gan và gây phù mu bàn chân khi ứ lại ở chân.

  • Loạn nhịp tim

Triệu chứng các loại rối loạn nhịp tim: hồi hộp, đánh trống ngực, đôi khi sẽ gây chóng mặt và ngất xỉu. Nếu tự sờ mạch ở tay hay mạch ở cổ, người mắc bệnh cũng có thể biết nhịp tim không được đều.

Để chẩn đoán rối loạn nhịp tim, cần phải đo điện tâm đồ. Ở Người cao tuổi, bệnh có thể không có triệu chứng, nhiều khi rối loạn nhịp tim xảy ra thành từng cơn, do đó để chẩn đoán có thể cần phải gắn máy ghi điện tim liên tục cả ngày (gọi là máy Holter).

Qua bài viết trên chuyên mục Tin Y tế giáo dục cập nhật và chia sẻ hi vọng sẽ giúp các bạn nắm được một số những dấu hiệu của bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi nhằm giúp đề phòng và có những hướng chăm sóc tốt hơn cho mình cũng như người thân trong gia đình.

Check Also

Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí đau thận trái hiệu quả

Đau thận trái có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý khác nhau. Thường thì, ...