Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Sức Khoẻ Làm Đẹp >> Điều dưỡng viên chia sẻ về biến cố khi thực hiện kỹ thuật truyền tĩnh mạch

Điều dưỡng viên chia sẻ về biến cố khi thực hiện kỹ thuật truyền tĩnh mạch

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Truyền tĩnh mạch là kỹ thuật thường dùng của điều dưỡng viên, do đó việc gặp những biến cố là thường thấy. Vậy có những biến cố nào phổ biến nhất và cách khắc phục ra sao?

Hãy theo dõi bài viết sau để được các nhân viên ngành Điều Dưỡng chia sẻ đến bạn những biến cố và tai biến cũng như cách xử trí khi thực hiện kỹ thuật truyền tĩnh mạch.

Trường hợp tắc kim

Khi đâm trúng vào tĩnh mạch máu chảy vào trong bơm tiêm nhưng bị đông lại ngay ở đầu mũi kim gây tắc kim tiêm không bơm thuốc vào được thì phải rút kim ra thay kim khác và tiêm lại.

Trường hợp phồng nơi tiêm

Khi đâm tiêm vào trúng tĩnh mạch máu trào vào bơm tiêm nhưng khi bơm thuốc vào thì lại phồng lên vì mũi vát của kim nằm ngửa trong nửa ngoài tĩnh mạch (xuyên mạch) hoặc bị bỡ tĩnh mạch.

Xử trí:

  • Điều chỉnh lại mũi kim.
  • Khi tiêm xong dặn bệnh nhân chườm ấm để chỗ máu tụ hoặc thuốc tan nhanh.

Trường hợp bệnh nhân bị sốc hoặc bị ngất

Bệnh nhân bị sốc hoặc bị ngất do bệnh nhân sợ hãi hoặc shock thuốc cần ngưng truyền, ủ ấm ngay, báo bác sĩ xử trí và động viên bệnh nhân.

Trường hợp tắc mạch

Trường hợp tắc mạch cực kỳ nguy hiểm do để khí lọt vào thành mạch trong khi tiêm. Nếu lượng thuốc nhiều, bơm tiêm nhỏ thì phải tiêm làm nhiều lần, tuyệt đối không để nguyên kim tiêm ở trong tĩnh mạch và tháo bơm tiêm ra hút thuốc mới rồi lắp vào kim đã có sẵn trong tĩnh mạch để tiếp tục bơm thuốc, làm như vậy rất nguy hiểm, không khí dễ lọt vào gây tắc mạch hoặc do không đuổi hết bọt khí trước khi tiêm cho bệnh nhân.

  • Phát hiện: Mặt bệnh nhân tái, ho sặc sụa, khó thở hoặc ngừng thở đột ngột.
  • Xử trí: Cho bệnh nhân nằm đầu thấp ngay, xử trí triệu chứng suy hô hấp, suy tuần hoàn. Báo bác sĩ.

Trường hợp đâm nhầm vào động mạch

Khi đâm kim vào thấy máu trào ra nhiều, mạnh dù đã chặn tay tại vị trí đầu kim chắc chắn, gắn dây dịch vào thấy máu ồ ngược vào trong dây nhanh chóng.

Rút kim ngay và băng ép chặt trong 5 – 15′.

Trường hợp tiêm gây hoại tử

Nếu tiêm chệch ra ngoài những thuốc chống chỉ định của tiêm dưới da và tiêm bắp thịt như calci clorur…

Phát hiện: Chỗ tiêm nóng, đỏ, đau, lúc đầu cứng sau mềm nhũn giống ổ áp xe.

Xử trí: chườm ấm tại chỗ.

Lúc hoại tử: Băng mỏng giữ khỏi nhiễm khuẩn thêm, có thể phải chích nếu ổ hoại tử lớn.

Trường hợp nhiễm khuẩn toàn thân

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết trường hợp nhiễm khuẩn toàn thân xảy ra do không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn. Nhiễm khuẩn huyết có thể gặp.

Phát hiện: Sốt cao, rét run, tình trạng nhiễm khuẩn nặng, cấy máu (+)…

Trường hợp nhiễm khuẩn lây

Ví dụ viêm gan virut do vô khuẩn kim không tốt, kim tiêm tiêm từ người có viêm gan virus sang người lành sẽ bị mắc bệnh viêm gan virus.

Phát hiện: Sau khi tiêm từ 4 – 6 tháng bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu.

Nhiễm HIV: Do tiêm, chích vào tĩnh mạch không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn.

Check Also

Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí đau thận trái hiệu quả

Đau thận trái có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý khác nhau. Thường thì, ...