Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Tin Y tế giáo dục >> Chia sẻ các biện pháp khắc phục cảm cúm khi mang thai tại nhà

Chia sẻ các biện pháp khắc phục cảm cúm khi mang thai tại nhà

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, hệ thống miễn dịch yếu khiến các thai phụ dễ bị nhiễm virus và vi khuẩn hơn. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục cảm cúm khi mang thai tại nhà.

Phụ nữ mang thai nên tránh dùng tất cả các loại thuốc trong 12 tuần đầu của thai kỳ.

Phụ nữ mang thai nên tránh dùng tất cả các loại thuốc trong 12 tuần đầu của thai kỳ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới – WHO, tốt nhất nên tránh dùng tất cả các loại thuốc trong 12 tuần đầu của thai kỳ. Đó là thời điểm quan trọng đối với sự phát triển của các cơ quan quan trọng của thai nhi. Nhiều bác sĩ cũng khuyến cáo thận trọng sau 28 tuần.

Do đó cần thảo luận với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào nếu đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai.

Chia sẻ các biện pháp khắc phục cảm cúm khi mang thai tại nhà

Ở cùng một độ tuổi thì khả năng bị các biến chứng cảm cúm ở phụ nữ khi mang thai cũng có nhiều hơn phụ nữ không mang thai. Những biến chứng cảm cúm này ở phụ nữ mang thai có thể bao gồm: viêm phổi; viêm phế quản hoặc nhiễm trùng xoang.

Dưới đây là những chia sẻ về những điều khác bạn có thể làm để giảm nguy cơ mắc bệnh ở phụ nữ mang thai bao gồm:

Giữ gìn vệ sinh: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trong 20 giây hoặc sử dụng chất khử trùng cho tay có cồn, tránh chạm tay vào mặt bàn, tay chưa rửa sạch vì virus gây cảm cúm có thể dễ xâm nhập vào cơ thể qua đường mắt, đường mũi và đường miệng. Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi, xịt hoặc súc miệng. Súc miệng bằng nước muối ấm có thể làm dịu ngứa họng hoặc đau họng, rửa sạch nước mũi sau khi chảy nước mũi và giúp kiểm soát cơn ho.

Ngủ sâu ngon và đủ giấc: Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Có thể kê cao đầu bằng vài chiếc gối để dễ thở dễ dàng hơn khi bạn nằm hoặc ngủ. Sử dụng miếng dán mũi, nhẹ nhàng kéo đường mũi mở ra, giúp bạn thở dễ dàng hơn, cũng có thể hữu ích. Loại này được bán không cần kê đơn và hoàn toàn không chứa thuốc.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và bổ sung các loại vitamin an toàn: Thai phụ khi bị cảm cúm sẽ có tình trnagj không có cảm giác thèm ăn, nhưng thực việc xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh nhất có thể khi cảm thấy phù hợp có thể giúp giảm một số triệu chứng cảm cúm.

Thai phụ nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C để tăng cường hệ thống miễn dịch.

Thai phụ nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C để tăng cường hệ thống miễn dịch

Tăng cường hệ thống miễn dịch một cách tự nhiên bằng cách bổ sung nhiều thực phẩm có vitamin C như: các loại trái cây: cam, quýt, bưởi, dâu tây, dưa lưới, kiwi, xoài, cà chua, ớt chuông, đu đủ, bông cải xanh, bắp cải đỏ và rau bina…

Pha trong nước chanh nóng hoặc một vài thìa cà phê: có thể giúp ngăn chặn loại ho khan thường kèm theo và sau khi cảm lạnh, ít nhất là hiệu quả như si-rô ho OTC.

Bổ sung tăng cường Kẽm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch: Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: phụ nữ mang thai nên bổ sung 11mg đến 15mg mỗi ngày từ tất cả các nguồn, bao gồm cả vitamin trước khi sinh của bạn. Bổ sung đầy đủ thịt gà, thịt bò, thịt lợn, hàu nấu chín, trứng, sữa chua, mầm lúa mì và bột yến mạch.

Uống nhiều nước: Cố gắng uống đủ nước để giữ đủ nước – nước tiểu của bạn phải có màu vàng rơm nhạt. Nước và nước trái cây mát cũng rất tốt, nếu đó là thứ bạn đang muốn. Đồ uống ấm sẽ đặc biệt nhẹ nhàng, vì vậy hãy để một phích nước nóng như trà gừng hoặc súp nóng như nước luộc gà bên cạnh giường của bạn.

Tập thể dục thường xuyên: Nếu không bị sốt hoặc ho và cảm thấy sức khỏe phù hợp hãy thực hiện một số bài tập thể dục từ nhẹ đến trung bình và an toàn cho thai kỳ thực sự có thể giúp có thể cảm thấy dễ chịu hơn nhanh chóng. Bạn có vận động nhẹ nhàng trong nhà để tăng cường hệ miễn dịch và tăng cường trao đổi chất.

Giảm căng thẳng: Stress là vấn đề hầu như phụ nữ mang thai nào cũng gặp phải. Nếu biết cách điều chỉnh và phòng ngừa thì thai phụ hoàn toàn có thể kiểm soát để cả mẹ và thai nhi đều mạnh khỏe.

Hãy thực hiện một số bài tập thể dục từ nhẹ đến trung bình và an toàn cho thai kỳ

Hãy thực hiện một số bài tập thể dục từ nhẹ đến trung bình và an toàn cho thai kỳ

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Biến chứng cúm làm tăng nguy cơ sinh non và dị tật bẩm sinh. Cần đến bệnh viện và liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu thai phụ gặp các triệu chứng sau:

  • Chóng mặt
  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Chảy máu âm đạo
  • Nôn mửa dữ dội
  • Sốt cao không giảm
  • Giảm chuyển động của thai nhi

Người bệnh cảm cúm thường chỉ cần chăm sóc và cho uống thuốc đầy đủ, đúng liều, đúng loại theo chỉ dẫn của bác sĩ từ 3-5 ngày các triệu chứng sẽ thuyên giảm dần và khỏi hẳn.

Nguồn dieuduongdakhoa tổng hợp

Check Also

Các thay đổi về mắt cần lưu ý trong thời kỳ mang thai

Khi mang thai, có một số thay đổi bình thường và bất thường ảnh hưởng ...