Bệnh rối loạn tiền đình là một trong những chứng bệnh thường gặp và có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Các triệu chứng của bệnh làm ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Vậy các triệu chứng nhận biết của bệnh rối loạn tiền đình là gì?
- Một số lưu ý quan trọng từ bác sĩ về bệnh vàng da bệnh lý
- Bệnh nhân bị viêm phế quản nên ăn những thực phẩm nào?
Rối loạn tiền đình là một hội chứng gặp ở mọi lứa tuổi
Dấu hiệu nhận biết của bệnh rối loạn tiền đình là gì?
Theo chuyên mục Tin Y tế Giáo dục chia sẻ, các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình thường rất đa dạng và có thể nhầm lẫn với một số bệnh lý khác, tuy nhiên dấu hiệu của rối loạn tiền đình thường gặp có thể kể đến như sau:
Triệu chứng mất thăng bằng do bệnh rối loạn tiền đình gây nên
Triệu chứng mất thăng bằng do rối loạn tiền đình khi mức độ có thể rất mãnh liệt khiến cho bệnh nhân không thể đứng được. Triệu chứng này thường gặp trong giai đoạn đầu của hội chứng tiền đình ngoại biên hoặc có thể ở mức độ vừa phải, được phát hiện thông qua các nghiệm pháp khác.
Triệu chứng rung giật nhãn cầu do rối loạn tiền đình
Triệu chứng rung giật nhãn cầu là một vận động tự động của cả hai nhãn cầu, đặc trưng bởi sự xuất hiện liên tục có nhịp, khá đều đặn và sự liên tục thay đổi hướng của sự chuyển động xen kẽ nhau.
Triệu chứng chóng mặt do bệnh rối loạn tiền đình
Khi gặp phải triệu chứng chóng mặt bệnh nhân sẽ có cảm giác đồ vật xung quanh bị quay tròn kèm theo các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật như buồn nôn, vã mồ hôi và cảm giác sợ ngã đến mức rất khó chịu.
Triệu chứng nghiêng đầu do bệnh rối loạn tiền đình gây nên
Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, tình trạng nghiêng đầu là biểu hiện của sự mất trương lực cơ phản trọng lực ở một bên cổ, thường là do rối loạn chức năng tiền đình một bên.
Kết quả là đầu của bệnh nhân bị nghiêng về phía mất trương lực cơ. Trong trường hợp bệnh nhân có tổn thương tiền đình ngoại biên, đầu nghiêng về phía tổn thương.
Khi tổn thương tiền đình trung ương một bên có thể gây nên tình trạng nghiêng đầu sang hai bên. Tổn thương tiền đình hai bên thường không gây nghiêng đầu; tuy nhiên, do mất trương lực cơ chống trọng lực ở cả hai bên, người bệnh bị ảnh hưởng có thể không giữ được cổ ở vị trí bình thường.
Triệu chứng rối loạn thính giác do mắc bệnh rối loạn tiền đình
Người bệnh rối loạn chức năng tiền đình có thể gặp một số biểu hiện rối loạn tuần hoàn tai như:
- Khi bị rối loạn thị giác bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng nghe khó, nghe không rõ và giảm thính lực.
- Bệnh nhân thường gặp phải tình trạng ù tai hoặc như có tiếng vo ve, tiếng ồn trong tai.
- Bệnh nhân bị nhạy cảm với âm thanh lớn, khi gặp phải âm thanh to đột ngột có thể bị chóng mặt và loạng choạng.
- Khi bị rối loạn thị giác bệnh nhân sẽ bị đau nhức tai, đau đầu, nói lắp.
Triệu chứng rối loạn thị giác do mắc bệnh rối loạn tiền đình
Bác sĩ – Giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cũng cho biết, bệnh nhân bị rối loạn chức năng tiền đình có thể gặp một số biểu hiện rối loạn thị giác bao gồm như sau
- Người bệnh rất dễ nhạy cảm với ánh sáng chói như ở đèn ô tô, màn hình máy tính…
- Người bệnh có thể gặp phải tình trạng quáng gà và khó đi lại nơi trời tối.
- Mỏi mắt, nhìn mờ, hoa mắt và không nhìn rõ nét.
- Mắt của bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu khi nhìn vào không gian đông đúc như đường nhiều xe, đám đông,…
- Bệnh nhân thường có xu hướng tập trung vào các đối tượng gần vì mắt sẽ căng thẳng và khó chịu khi tập trung ở một khoảng cách xa.
Triệu chứng giảm khả năng tập trung do mắc bệnh rối loạn tiền đình
Bệnh rối loạn tiền đình có thể làm người bệnh giảm khả năng chú ý, khó tập trung và tư duy kém như dễ bị phân tâm, thường hay quên và khó nhớ lại việc vừa làm, thường hầm lẫn, tư duy kém hoặc mất phương hướng, người bệnh còn rất khó tập trung vào cuộc nói chuyện nhất là khi có tiếng ồn lớn làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải.
Các dấu hiệu khác của bệnh rối loạn tiền đình
Bên cạnh những triệu chứng trên, người bệnh rối loạn tiền đình có thể gặp phải các dấu hiệu khác nhưng ít xảy ra như sau: Bệnh tiêu chảy, nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng mạnh, rối loạn nhịp tim, hay phiền muộn, lo lắng và bồn chồn, và có thể ngất xỉu, mất ý thức.