Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Tin Y tế giáo dục >> Bệnh nhân bị viêm phế quản nên ăn những thực phẩm nào?

Bệnh nhân bị viêm phế quản nên ăn những thực phẩm nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, bệnh nhân nên điều chỉnh chế độ ăn uống để hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh viêm phế quản gây nên.

Viêm phế quản là tình trạng các ống dẫn khí ở hệ hô hấp dưới bị viêm lớp niêm mạc

Viêm phế quản là tình trạng các ống dẫn khí ở hệ hô hấp dưới bị viêm lớp niêm mạc

Bị viêm phế quản nên ăn gì?

Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, viêm phế quản là tình trạng các ống dẫn khí ở hệ hô hấp dưới bị viêm lớp niêm mạc. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này là do virus, vi khuẩn hoặc do thường xuyên hút thuốc lá, tiếp xúc với khói bụi, sinh sống trong điều kiện không khí ô nhiễm,… Bệnh gây ho dai dẳng, ho có đờm, khó thở, tức ngực, mệt mỏi, sốt và thở khò khè.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống để hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh và nâng đỡ thể trạng. Thực tế cho thấy, dinh dưỡng là một trong những yếu tố tác động đến quá trình hồi phục của bệnh viêm phế quản.

Do đó để đẩy nhanh tốc độ phục hồi và rút ngắn thời gian điều trị, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm sau:

Uống đủ nước

Khi bị viêm phế quản cấp, cơ thể có thể bị sốt, mệt mỏi và dẫn đến tình trạng mất nước. Để cân bằng điện giải, bạn nên uống đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày. Đối với trẻ nhỏ, nên bổ sung nước theo độ tuổi hoặc cân nặng của bé. Uống đủ nước giúp điều hòa thân nhiệt, hạn chế tình trạng mệt mỏi và choáng do mất cân bằng điện giải.

Tăng cường bổ sung sữa chua

Sữa chua là loại thực phẩm tốt cho đường ruột và hệ thống xương khớp. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này cũng được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn của người bị viêm phế quản, viêm họng và bệnh nhân mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác. Sữa chua có kết cấu mềm, dễ nuốt và mát. Khi ăn, sữa chua có thể làm dịu vùng cổ họng ngứa ngáy, nóng rát và hỗ trợ làm dịu cơn ho.

Bên cạnh đó, sữa chua còn chứa nhiều probiotic (lợi khuẩn). Tăng cường lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và hỗ trợ cơ thể chống lại vi khuẩn, virus và các tác nhân có hại. Khi sử dụng sữa chua, bạn có thể ăn kèm với trái cây, hạt chia để bổ sung thêm chất xơ, vitamin, nguyên tố vi lượng,… cho cơ thể.

Rau xanh, trái cây – Nhóm thực phẩm tốt cho người bị viêm phế quản

Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, rau xanh, trái cây là nhóm thực phẩm được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày. Khoáng chất và vitamin trong nhóm thực phẩm này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe và nâng cao khả năng phòng vệ của cơ thể đối với các tác nhân từ môi trường như bụi bẩn, không khí ô nhiễm, khói thuốc,…

Bệnh nhân bị viêm phế quản nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C. Vitamin C giúp tăng hoạt động của các tế bào miễn dịch, hỗ trợ hoạt động bắt giữ và tiêu diệt virus, nấm, vi khuẩn. Thường xuyên bổ sung vitamin C có thể giảm nhanh các triệu chứng của viêm phế quản và giúp rút ngắn thời gian điều trị đáng kể.

Ngoài ra, chất xơ và nước có trong các loại củ, trái cây còn giúp làm loãng dịch đờm, giảm sưng đỏ và ngứa cổ họng. Khi bị viêm phế quản, nên sử dụng các loại rau củ và trái cây chứa nhiều nước, vitamin C và khoáng chất thiết yếu như cam, quýt, dưa leo, xà lách, dưa hấu, nho,…

Thực phẩm chứa hàm lượng đạm vừa phải

Theo chuyên mục Tin Y tế Giáo dục chia sẻ, khi bị viêm nhiễm đường hô hấp, hệ tiêu hóa có thể hoạt động kém hơn so với bình thường. Điều này lý giải vì sao sử dụng các món ăn giàu dinh dưỡng ở thời điểm này có thể gây khó tiêu, chướng bụng và nôn trớ – đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Do đó trong quá trình điều trị viêm phế quản, bạn nên bổ sung các món ăn chứa hàm lượng đạm vừa phải để cơ thể tiêu hóa và hấp thu tốt.

Các loại thực phẩm chứa Omega 3

Omega 3 được biết đến là axit béo không no tốt cho tim mạch, thị lực và trí não. Loại axit béo này có nhiều trong các loại cá có nhiều mô mỡ (fatty fish) như cá hồi, cá trích, cá tuyết, cá bơn, cá voi, cá thu,… Trên thực tế ngoài những lợi ích đối với những cơ quan kể trên, Omega 3 còn mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe.

Gia vị có đặc tính kháng sinh

Ngoài những thực phẩm giàu dinh dưỡng, bạn nên bổ sung thêm các loại gia vị có đặc tính kháng sinh vào chế độ ăn hằng ngày. Với tác dụng kháng khuẩn tự nhiên, các loại gia vị này có thể ức chế virus, nấm và vi khuẩn gây viêm niêm mạc ống dẫn khí. Khi hiện tượng viêm nhiễm được cải thiện, các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.

Mật ong – Thực phẩm tốt cho bệnh nhân viêm phế quản

Mật ong được ví như kháng sinh tự nhiên. Các nghiên cứu khoa học được thực hiện cho thấy, loại thực phẩm này có khả năng ức chế đến 60 chủng vi khuẩn.

Khi sử dụng, nên pha mật ong với nước ấm uống nhiều lần trong ngày để làm dịu cổ họng, giảm ho và làm loãng dịch đờm. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn cung cấp glucose, vitamin, axit amin cần thiết cho sức khỏe và hệ miễn dịch.

Check Also

Các thay đổi về mắt cần lưu ý trong thời kỳ mang thai

Khi mang thai, có một số thay đổi bình thường và bất thường ảnh hưởng ...