Ở người cao tuổi đái tháo đường không nên bỏ bữa mà thay vào đó cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho người cao đái tháo đường hợp lý khẩu phần để hạn chế nguy cơ hạ đường huyết và thiếu chất kéo dai.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh viêm phổi
- Có nên sử dụng gạo lứt thay gạo trắng hay không?
- Chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh viêm gan B mạn tính phòng ngừa biến chứng
Người cao tuổi đái tháo đường ăn kiêng quá mức dẫn tới tình trạng cơ thể bị thiếu chất lâu dài
Chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho người cao tuổi đái tháo đường
Tâm lý ở người cao tuổi đái tháo đường thường hay có sự ăn kiêng khem quá mức dẫn tới tình trạng cơ thể bị thiếu chất lâu dài hoặc có thể gây cơ thể bị hạ đường huyết đột ngột. Do đó, người cao tuổi bị bệnh đái tháo đường cần phải xây dưng cho mình chế độ dinh dưỡng hợp lý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo các nguyên tắc sau:
Chế độ dinh dưỡng hằng ngày cần đảm bảo cân bằng cả về số lượng lẫn chất lượng nhưng không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn và cũng không làm hạ đường huyết vì các bữa ăn cách xa nhau.
Giảng viên Cao đẳng Y Dược HCM chia sẻ: Thực phẩm lựa chọn trong bữa ăn cần phù hợp khả năng tài chính của người cao tuổi đái tháo đường, không phải là những thực phẩm đắt tiền và khó mua. Người cao tuổi bị đái tháo đường không nên ăn các thực phẩm có chứa quá nhiều axit uric như các loại nội tạng, nước hầm xương, nước luộc thịt, tôm, cua, thịt đỏ.
Cách chế biến thực phẩm cho bữa ăn của người cao tuổi đái tháo đường cần đơn giản, không cần cầu kỳ như vậy người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể tự chủ động mua các loại thực phẩm và cho mình được một bữa ăn hoàn chỉnh.
Bên cạnh đó, ở người đái tháo đường rất cần chú ý trọng việc duy trì cân nặng cơ thể ở mức hợp lý, không làm tăng các yếu tố nguy cơ như: huyết áp tăng, rối loạn chuyển hóa Lipid máu. Tham gia các hoạt động thể lực bình thường hằng ngày để rèn luyện và nâng cao sức khỏe tốt hơn mỗi ngày.
Thực hiện xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người đái tháo đường hướng tới mục tiêu huyết áp ở mức :
≤ 7,0% HbA1C (%), Glucose máu trước ăn 4,4 – 7,2 (mmol/l):; Glucose máu 2h sau ăn: < 10,0 (mmol/l).
Nguyên tắc dinh dưỡng giúp người cao tuổi bị đái tháo đường sống khỏe
Tuyệt đối không bỏ bữa, đảm bảo khẩu phần ăn dinh dưỡng hợp lý
Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: khẩu phần ăn dành cho người cao tuổi bị đái tháo đường cần chuẩn bị đa dạng, cân đối, hài hòa các thành phần dinh dưỡng với nhau như: chất bột đường, đạm, béo và vitamin, chất khoáng.
Tuyệt đối, người cao tuổi bị đái tháo đường không nên bỏ bữa ăn trong ngày để hạn chế nguy cơ hạ đường huyết. Rất nguy hiểm đối với người đái tháo đường nếu để bị hạ đường huyết.
Hằng ngày cần duy trì tối thiểu 3 bữa ăn chính. Và số bữa ăn, khẩu phần ăn phụ thuộc thói quen ăn uống, phong tục tập quán và tình trạng bệnh lý của người bệnh.
Người cao tuổi bị đái tháo đường cần ăn thêm bữa phụ nhất là đối với những người đang tiêm insulin, thuốc kích thích tụy tiết insulin (sau khi đã điều chỉnh liều thuốc)…
Mức năng lượng của bữa phụ chỉ chiếm khoảng 10 đến 15% tổng số năng lượng của khẩu phần ăn cả ngày. Ví dụ: 2-3 thìa sữa dành cho người bệnh đái tháo đường hay 1 gói ngũ cốc ăn kiêng nhỏ…
Nên sử dụng các loại thực phẩm, trái cây, những sản phẩm dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường có chỉ số tăng đường huyết thấp. Mỗi loại thực phẩm khi sư dụng sau ăn vào đều làm tăng đường huyết nhưng ở những mức độ khác nhau. Khả năng làm tăng đường huyết của 1 loại thực phẩm được gọi là chỉ số tăng đường huyết (Glycemic Index – GI). Thực phẩm tăng đường huyết thấp là thực phẩm có chỉ số GI ≤ 55 %; trung bình: 56 – 69% và cao ≥ 70%.
Ngoài chế độ ăn khoa học, người cao tuổi đái tháo đường cần uống đủ nước. Giúp điều hòa giữ thân nhiệt, chuyển hóa các chất trong cơ thể. Theo tuổi tác các tuyến đã suy giảm, có thể giảm sự tiết của tuyến nước bọt, nên uống đủ nước cũng giúp việc ăn uống dễ dàng hơn.
Nguồn dieuduongdakhoa tổng hợp