Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Tin Y tế giáo dục >> Điều dưỡng viên hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng

Điều dưỡng viên hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bỏng là tai nạn rất thường gặp, nếu không được sơ cứu đúng cách có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng. Dưới đây Điều dưỡng viên xin hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lửa, nước sôi.

Điều dưỡng viên hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng

Điều dưỡng viên hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng 

Cách sơ cứu khi bị bỏng theo từng mức độ.

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của vết bỏng mà có cách chữa trị và chăm sóc khác nhau.

Bỏng mức độ 1: Da bị đỏ, đau, sưng nhẹ, vết bỏng trở thành màu trắng khi ấn lên da và vết bỏng sẽ lột da sau 1 – 2 ngày.

Cách sơ cứu: Ngâm phần bị bỏng vào nước lạnh khoảng 5 phút, nước lạnh có tác dụng làm giảm sưng, hạ nhiệt vết bỏng. Sau đó bạn thoa vết bỏng bằng lô hội hoặc thuốc kháng sinh để bảo vệ, làm lành da. Dùng băng gạc quấn lỏng để bảo vệ vùng vết thương.

Bỏng mức độ 2: Vết bỏng dày hơn, người bị bỏng có cảm giác đau và tạo thành mụn nước trên da, da đỏ, loang lổ, sưng nhiều.

Cách sơ cứu vết bỏng:

  • Cho vết bỏng vào nước khoảng 15 phút, nếu như diện tích vết bỏng nhỏ có thể dùng vải ướt lạnh đắp lên vài phút mỗi ngày, dùng thuốc mỡ kháng sinh thoa lên. Tiếp đến dùng băng gạc khô không dính băng vết bỏng lại, lưu ý phải thay băng mỗi ngày, rửa tay sạch sau đó rửa vết bỏng, thoa thuốc mỡ kháng sinh rồi băng lại.
  • Hàng ngày phải kiểm tra vết bỏng để xem có dấu hiệu bị viêm nhiễm như đỏ hơn hoặc sưng hơn không. Không bóc da lột từ vết bỏng để tránh nhiễm trùng.
  • Nên dùng kem chống nắng khi đi ra ngoài vì vết bỏng sẽ nhạy cảm với ánh sáng chừng 1 năm.

Điều dưỡng viên hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng nước, bỏng lửa

Cách sơ cứu vết bỏng theo từng mức độ.

Bỏng mức độ 3: Tất cả các lớp da bị tổn thương, da bị cháy xém hoặc chuyển màu trắng, vết bỏng có thể ít đau hoặc không đau vì dây thần kinh lẫn mô da đều bị tổn thương.

Cách sơ cứu: Theo Điều dưỡng đa khoa, nếu bị bỏng nặng thì nên đến bệnh viện ngay lập tức, không để vải vóc hay quần áo dính vào vết thương, không nhúng vết bỏng vào nước hoặc bất cứ loại thuốc mỡ nào. Nếu có thể hãy nâng phần bị bỏng cao hơn tim, dùng băng ẩm sạch, mát băng phần bỏng lại.

Thông thường bỏng ở mức độ 1 sau khoảng 3 – 6 ngày sẽ lành, bỏng mức độ 2 sẽ lành trong vòng 3 tuần, bỏng mức độ 3 cần 1 thời gian dài mới lành lại được. Trường hợp vết bỏng rộng hơn 6 – 10 cm hoặc bỏng ở trên mặt, vai hay đầu gối, bàn tay, bàn chân… thì nên đi khám bác sĩ. Trường hợp bỏng mức độ 3 cần đi cấp cứu y khoa ngay lập tức.

Những điều cần tránh khi bị bỏng.

Theo điều dưỡng viên, khi bị bỏng không nên thoa bơ hay dầu lên vết bỏng, không đặt băng, nước đá trực tiếp lên vết bỏng mức độ 2 trở lên. Khi vết bỏng kết vảy, không được kiến chúng vỡ ra làm da càng tổn thương.

Trường hợp bị bỏng điện, bỏng hóa chất thì cần ngay lập tức đến bệnh viện. Bỏng hóa chất có thể dùng thật nhiều nước mát xối vào để rửa, quần áo hay nữ trang dính hóa chất cần tháo bỏ ngay, không để bất cứ thứ gì lên vết thương kể cả thuốc mỡ. Có thể dùng gạc khô, vô trùng để băng vết bỏng.

Nguồn: Trung cấp Điều dưỡng Hà Nội.

Check Also

Biến chứng của sốt xuất huyết và những tác động đến sức khỏe

Biến chứng của sốt xuất huyết có thể gây nguy hại lớn và khó khăn trong việc kiểm soát tình trạng bệnh. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng để hạn chế những rủi ro đối với sức khỏe.