Ngày nay tỉ lệ người bệnh mắc viêm dạ dày ngày càng tăng, bên cạnh việc sử dụng thuốc, chế độ ăn uống rất quan trọng trong việc điều trị. Cùng điều dưỡng Sài Gòn tìm hiểu về vấn đề này nhé.
- Hướng dẫn cách trị mụn bằng dầu dừa an toàn và hiệu quả
- Tránh xa các loại thực phẩm nào khi bị bệnh loãng xương?
- Điều trị viêm khớp hiệu quả với bài thuốc với chuối và khoai lang
Điều dưỡng nói về chế độ ăn cho người bệnh viêm dạ dày
Theo Điều dưỡng đa khoa Hà Nội thì Dạ dày có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng như: dự trữ thức ăn để tiêu hóa dần, tiết dịch tiêu hóa, nghiền thức ăn đưa xuống tá tràng tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa và hấp thu thức ăn ở ruột non.
Trong dinh dưỡng bình thường thì khối lượng thức ăn, sự nhai nghiền thức ăn thành mẫu bé trước khi nuốt vào dạ dày rất quan trọng cho quá trình tiêu hóa và hấp thu ở ruột non. Vì vậy muốn hấp thu thức ăn có hiệu quả, giảm bớt phần thức ăn bị đẩy lãng phí qua phân cần
- Nấu thức ăn chín, nhừ, không ăn các thức ăn còn sống như thịt sống, gỏi cá…
- Ăn chậm, nhai kỹ, chia nhỏ các bữa ăn, không ăn quá no cùng một lúc.
- Không ăn quá nhiều nước canh cùng với bữa cơm.
- Khi ăn xong cần nghỉ ngơi, không nên lao động ngay, chạy nhảy ngay.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn trong bệnh viêm dạ dày
- Dùng thức ăn giảm tiết dịch vị: chất béo, chất ngot.
- Thức ăn mềm có khả năng bao bọc che chở niêm mạc dạ dày và thích hợp với từng người như: gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh nếp…
- Không dùng thức ăn gây tăng tiết dịch vị: thịt nạc, cá, nước dùng của thit, những thức ăn có mùi vị thơm như thịt quay, thịt cá muối.
- Không dùng thức ăn chua, cay hoặc lên men chua.
- Không để quá đói hoặc ăn quá no.
- Chia nhỏ các bữa ăn, ăn thêm các bữa phụ nhưng không ăn quá gần lúc đi ngủ để trung hòa acid dạ dày.
- Không dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê, trà đặc.
- Làm việc vừa sức, điều độ, tránh căng thẳng mệt mỏi.
Không dùng các chất kích thích như cà phê
Các thực phẩm nên dùng
- Thực phẩm ít mùi bị như tinh bột: cháo, cơm, bánh mì, bánh quy, cơm nếp, bánh chưng, khoai tây, khoai lang, khoai sọ luộc hoặc hầm nhừ.
- Đường, bánh ngọt, mứt, kẹo, mật ong, thịt, trứng, cá.
- Sữa, trứng có tác dụng trung hòa acid trong dạ dày như: sữa bò, sữa hộp, bơ, pho mát.
- Rau củ dùng rau non luộc hoặc nấu dạng súp, các loại rau củ phải ăn chín.
- Dầu ăn sống có tác dụng làm giảm bài tiết dịch vị (nếu không có tăng huyết áp, cholesterol máu cao).
- Thức uống nên dùng: nước lọc, nước chè loãng.
Các thực phẩm không nên dùng
- Thức ăn nhiều mùi vị, chất thơm như thịt quay, rán, nướng, thịt ướp muối và món xào rán dầu mỡ.
- Các loại thịt nguội chế biến sẵn: dăm bông, lạp xưởng, xúc xích và các loại nước sốt, nước thịt cá đậm đặc.
- Sữa chua
- Những thức ăn cứng, dai gây cọ xát niêm mạc dạ dày như thịt nhiều gân, sụn, rau có nhiều xơ già…
- Thực phẩm có độ acid cao như: dấm, tỏi, tiêu, ớt, dưa cà, hành muối
- Quả chua, đu đủ chín, chuối tiêu, táo.
- Chè, cà phê đặc, bỏ hẳn rượu, thuốc lá.
- Không nên ăn những thực ăn sống, lạnh, tuyệt đối không nên ăn những thức ăn biến chất, tốt nhất là ăn những thức ăn hấp, nấu, ninh còn những thức ăn rán, chiên, muối nộm không dễ tiêu hóa sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày.
Theo chuyên gia Nguyễn Thị Hồng giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng điều dưỡng Hà Nội thì điều lưu ý đối với bệnh nhân viêm dạ dày, ngoài chế độ ăn uống bệnh nhân cần giảm căng thẳng, mệt mỏi. Khi nhận thấy có nhiều dấu hiệu bất thường cần tới ngay bác sĩ để có phương pháp can thiệp và chữa trị kịp thời tránh các biến chứng có thể xảy ra.