Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ mắc chàm sữa, một bệnh có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, khiến trẻ quấy khóc và ăn ngủ kém. Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh có thể dẫn đến viêm bội nhiễm.
- Nguyên nhân biểu hiện và các biện pháp kiểm soát viêm da cơ địa
- Những thông tin cần biết về siêu âm thai quý I
Dưới đây là một số lưu ý khi điều trị và chăm sóc chàm sữa cho trẻ từ chuyên gia điều dưỡng đa khoa!
Tổng quan về chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Chàm sữa, hay còn gọi là lác sữa, là một dạng viêm da cơ địa thường gặp ở trẻ. Nguyên nhân chủ yếu do di truyền và cơ địa dị ứng, bệnh không phải là bệnh truyền nhiễm và không lây lan. Chàm sữa thường xuất hiện khi trẻ được 2-3 tháng tuổi và có thể giảm dần khi trẻ lớn lên. Đến 2 tuổi, nhiều trẻ sẽ tự khỏi, nhưng nếu bệnh kéo dài sau 4 tuổi, khả năng cao sẽ trở thành mạn tính và có thể tái phát.
Triệu chứng của chàm sữa rất dễ nhận biết. Trẻ sẽ xuất hiện mẩn đỏ và các nốt mụn nước, chủ yếu ở mặt, đặc biệt là hai bên má. Khi mụn vỡ, da sẽ khô lại và hình thành vảy. Trẻ có thể quấy khóc và khó ngủ do cảm giác ngứa ngáy, đặc biệt trong thời tiết giao mùa hoặc mùa đông.
Điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Chàm sữa là một bệnh viêm da mạn tính và không thể điều trị triệt để, nhưng theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cha mẹ có thể kiểm soát và làm giảm triệu chứng thông qua các biện pháp sau:
- Chế độ ăn uống: Đối với trẻ bú mẹ, mẹ nên tránh thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng để đảm bảo sữa an toàn cho bé. Với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ cần lựa chọn thực phẩm kỹ càng và có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
- Sử dụng thuốc: Nếu triệu chứng nặng mà không thuyên giảm, cần đưa trẻ đến bác sĩ để được kê đơn kem bôi hoặc thuốc điều trị. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cho trẻ mà không có chỉ định.
Những biện pháp này sẽ giúp kiểm soát và giảm nhẹ triệu chứng chàm sữa, tạo điều kiện cho trẻ thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày.
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm sữa
Để kiểm soát triệu chứng, cha mẹ cần lưu ý các vấn đề sau:
- Vệ sinh hàng ngày: Tắm rửa cho bé bằng nước ấm (tránh nước nóng) để làm sạch mồ hôi và vi khuẩn. Khi tắm, thao tác nhẹ nhàng để không làm tổn thương da.
- Sử dụng sản phẩm dịu nhẹ: Chọn sữa tắm có thành phần an toàn cho da nhạy cảm của trẻ. Sau khi tắm, thoa kem dưỡng ẩm hoặc thuốc theo chỉ định bác sĩ.
- Trang phục thoải mái: Cho bé mặc quần áo rộng rãi, chất liệu thông thoáng, thấm hút mồ hôi. Tránh sử dụng xà phòng mạnh cho quần áo và khăn lau.
- Chăm sóc tã: Thay tã cho bé thường xuyên, không để tã ướt hoặc bẩn.
- Cho bé bú mẹ lâu dài: Bú mẹ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.
- Dọn dẹp không gian sống: Giữ không gian vui chơi và ngủ nghỉ sạch sẽ, thông thoáng để giảm tác nhân gây dị ứng.
- Theo dõi và tái khám: Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và tái khám định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh.
Hy vọng bài viết từ bác sĩ Cao đẳng Y Sài Gòn giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về chàm sữa ở trẻ sơ sinh, cũng như các biện pháp chăm sóc và điều trị hiệu quả. Việc chú ý đến chế độ ăn uống, vệ sinh và phòng ngừa dị ứng là rất quan trọng để kiểm soát bệnh.