Cao đẳng Dược TPHCM Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM
Danh mục
Home >> Tin Y tế giáo dục >> Chế độ dinh dưỡng ăn uống dành cho F0 mắc bệnh lý nền

Chế độ dinh dưỡng ăn uống dành cho F0 mắc bệnh lý nền

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Dinh dưỡng dành F0 có bệnh lý nền cần thực hiện một chế độ chuyên biệt theo từng đối tượng giúp tăng cường sức đề kháng, mau chóng phục hồi.

Điều trị bệnh tuân thủ phác đồ điều trị bệnh và chế độ dinh dưỡng của bác sỹ

Điều trị bệnh tuân thủ phác đồ điều trị bệnh và chế độ dinh dưỡng của bác sỹ

F0 có triệu chứng nhẹ như sốt, ho, mất khứu giác,…

Người nhiễm COVID-19, có triệu chứng bệnh từ mức độ nhẹ cần phải quan tâm chế độ dinh dưỡng trong thời gian bệnh, để tránh tình trạng thiếu chất dinh dưỡng, cơ thể dễ dẫn đến bị suy kiệt và suy dinh dưỡng. Đặc biệt chú ý đến đối tượng ở người cao tuổi, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú.

Cần thực hiện chế độ ăn đủ nhu cầu, đa dạng thực phẩm, cân đối các chất dinh dưỡng thực hiện số bữa từ 3 đến 5 bữa trong ngày. Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ thêm: Ngoài thực hiện chế độ dinh dưỡng tốt, người bệnh cần tăng cường hoạt động thể lực cân đối và phù hợp với sức khỏe, với môi trường sinh hoạt ví dụ như: tập thở, đi bộ hoặc chạy tại chỗ, phẩy tay, tập Yoga,… thời gian hằng ngày duy trì 2 lần tập mỗi ngày, một lần tập từ 45 đến 60 với 2 lần/ngày.

Do những triệu chứng ảnh hưởng khi nhiễm bệnh mà người bệnh thường gặp tình trang mệt mỏi,chán ăn, ăn không ngon miệng. Vì vậy người bệnh cần cố gắng ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn vừa không ăn quá no có thể gây khó thở (dễ gây ra sự nhầm lẫn với diễn biến nhiễm bệnh).

Cách chế biến món ăn: 

Các món ăn chế biến ở dạng mềm, thực phẩm chế biến có thể thái nhỏ, hầm kỹ mềm để dễ tiêu hóa và hấp thu được dinh dưỡng tốt nhất. Nên thay thế các món chiên, ráng nướng và để không tiêu hóa tốt hơn trong những ngày bệnh;

Thay đổi phong phú các món ăn hằng ngày để bữa ăn được phong phú ngon hơn. Tăng cường bổ sung sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa, đặc biệt là sữa năng lượng cao. (2 ly mỗi ngày)

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Nếu ăn kém hoặc xử lý hệ tiêu hóa kém thì F0 cần bổ sung thêm probiotic 2 lần mỗi ngày, đồng thời bổ sung thêm viên đa vitamin- khoáng chất cho người lớn, hay các dạng siro/cốm đa vitamin- khoáng chất cho trẻ em kích thích trẻ có cảm giác đói, thèm ăn, ăn được ngon hơn, giúp cơ thể trẻ mau bình phục hơn.

Người nhiễm COVID-19 có triệu chứng cần phải quan tâm chế độ dinh dưỡng hằng ngày

Người nhiễm COVID-19 có triệu chứng cần phải quan tâm chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn cho F0 kèm theo các bệnh lý nền

F0 kèm theo các bệnh lý nền như: đái tháo đường, tăng huyết áp, thừa cân béo phì,…

Trong việc điều trị bệnh ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị bệnh của bác sỹ, cần xây dựng chế độ ăn bệnh lý giúp hạn chế và đẩy lùi tình trạng diễn biến của bệnh để giúp quá trình điều trị được hiểu quả hơn.

Sẽ có chế độ dinh dưỡng khác nhau dành cho mỗi đối tượng mắc bệnh lý nên khác nhai, vì vậy người bệnh cần thực hiện tuân thủ nghiệm chế độ dinh dưỡng theo tư vấn của bác sỹ dinh dưỡng. Ví dụ cụ thể như sau:

Đối với bệnh nhân F0 có mắc bệnh lý nền đái tháo đường thì trong chế độ ăn cần phải lựa chọn và sử dụng các loại thực dựa theo chỉ số đường huyết của từng loại thực phẩm sao cho phù hợp.

Đối bệnh nhân F0 có mắc bệnh lý về tăng huyết áp chế độ ăn cần hạn chế sử dụng muối theo các mức độ khác nhau như:

  • Chế độ ăn nhạt 400 đến 700mg natri/ngày/người (khoảng từ 1-2g muối)
  • Chế độ ăn nhạt vừa 800 đến 1.200mg natri/ ngày/người tương đương (khoảng 2-3g muối ăn/ngày).
  • Chế độ ăn nhạt hoàn toàn 200 đến 300mg natri/ngày/người và  lượng natri này đã có đủ trong thực phẩm bữa ăn.

Nguồn dieuduongdakhoa tổng hợp

Check Also

Hướng dẫn vệ sinh vết mổ sau sinh tại nhà hiệu quả

Chăm sóc vết mổ sau sinh là một bước quan trọng để giúp vết thương nhanh lành và ngăn ngừa nhiễm trùng. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ không biết cách vệ sinh vết mổ đúng cách tại nhà, dẫn đến những vấn đề không mong muốn.