Rất khó để xác định được thời gian điều trị vi khuẩn HP chung cho tất cả mọi người. Bởi điều trị vi khuẩn HP bao lâu thì khỏi hoàn toàn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vậy cần lưu ý những gì khi điều trị vi khuẩn HP?
- Biện pháp phòng ngừa ung thư đúng cách giúp đẩy lùi bệnh
- Xây dựng chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân sau phẫu thuật
- Làm gì để tốt cho tim mạch cho cả gia đình bạn?
Vi khuẩn HP chiếm hơn 80% nguyên nhân gây bệnh dạ dày
Một số vấn đề cần lưu ý khi điều trị vi khuẩn HP
Theo các Giảng viên Cao đẳng điều dưỡng Sài Gòn cho biết: Để có thể nhanh chóng tiêu diệt vi khuẩn HP và dự phòng tái nhiễm, bạn nên chú ý đến một số vấn đề sau đây:
- Thực hiện chế độ ăn uống thanh đạm, ăn nhiều bữa, đồng thời chia nhỏ lượng thức ăn trong các bữa.
- Tránh các loại thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều gia vị hay dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá…
- Chú ý cân bằng tốt hơn giữa lịch làm việc và nghỉ ngơi. Tuyệt đối không thức khuya, làm việc quá sức hay căng thẳng, stress kéo dài.
- Tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ, tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc hay thay đổi kế hoạch dùng thuốc.
- Thăm khám định kỳ để kịp thời can thiệp khi có các vấn đề bất thường phát sinh.
Xét nghiệm vi khuẩn HP
Theo các bác sĩ của trang tin tức Điều dưỡng đa khoa cho biết: Kết quả chẩn đoán vi khuẩn HP dương tính có nghĩa là người bệnh đã nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày. Và ngược lại nếu kết quả âm tính đồng nghĩa không có vi khuẩn trong dạ dày của bạn. Xét nghiệm là yêu cầu cần thiết nếu bạn có các dấu hiệu đau bụng âm ỉ, đột ngột giảm cân không rõ nguyên nhân, thường xuyên bị đầy hơi, buồn nôn.
Những phương pháp chẩn đoán chính để kiểm tra nhanh tình trạng dạ dày của bạn là nội soi dạ dày và kiểm tra nồng độ ure, kiểm tra phân, xét nghiệm máu,… Ở mỗi loại xét nghiệm đều đưa ra tiêu chuẩn đánh giá kết quả vi khuẩn HP có độ tin cậy tương đương nhau.
- Phương pháp xét nghiệm máu: Sau khi lấy máu, các xét nghiệm sẽ thực hiện để xác định cơ thể có kháng thể chống trả lại vi khuẩn HP hay không. Trường hợp kết quả có kháng thể với vi khuẩn HP trong máu thì bạn đã bị nhiễm vi khuẩn HP.
- Xét nghiệm hơi thở (Urea Breath Test): Người bệnh cầm trên tay một thiết bị và thở vào đó. Có 2 dạng test vi khuẩn HP bằng hơi thở là test hơi thở sử dụng bóng và test hơi thở sử dụng thẻ. Sau đó hơi thở được đánh giá trên thiết bị phân tích và xác định người bệnh có dương tính với HP hay không.
- Nội soi tìm vi khuẩn HP trong dạ dày: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng một ống nội soi nhỏ có gắn camera luồn vào dạ dày qua ống thực quản và xác định vị trí loét. Phương pháp nội soi không chỉ giúp chẩn đoán tình trạng tổn thương dạ dày – tá tràng mà còn giúp đánh giá được mức độ nghiêm trọng của bệnh. Từ đó bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Người bệnh cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị vi khuẩn HP
Phương pháp điều trị vi khuẩn HP
Sau khi đã chắc chắn rằng bạn bị nhiễm vi khuẩn HP, bác sĩ sẽ tiến hành đưa ra phác đồ điều trị. Thường sẽ là sử dụng kháng sinh kết hợp với các loại thuốc kháng acid dạ dày. Giảm acid dạ dày sẽ giúp cho các loại kháng sinh có thể hoạt động hiệu quả hơn.
Điều trị bằng thuốc tân dược
Dược sĩ – Giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết một số thuốc được dùng phổ biến như sau:
- Clarithromycin
- Lansoprazole
- Esomeprazole
- Pantoprazole
- Rabeprazole
- Metronidazole
- Amoxicillin
Vi khuẩn Hp hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu bạn sớm phát hiện và điều trị cũng như chăm sóc đúng cách. Tốt nhất, khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường, bạn nên thăm khám ngay để kiểm soát.
Thuốc Đông y
Việc sử dụng thuốc Đông y chữa vi khuẩn HP cần phải có sự kết hợp của nhiều vị thuốc khác nhau. Không những vậy, tùy vào từng loại bệnh, mức độ của bệnh mà sẽ có những bài thuốc khác nhau. Nhiễm vi khuẩn HP sẽ được kê vào hội chứng vị quản thống tỳ – vị thấp nhiệt.
Lúc này, người bệnh sẽ được kê toa thuốc điều trị bằng cách kết hợp các loại nhóm thuốc sau:
- Nhóm 1 bao gồm các loại thảo dược có tính chỉ thống (giảm đau) như cam thảo, cà độc dược.
- Nhóm 2: vỏ hàu, mai mực có tác dụng khắc phục tình trạng ợ nóng, ợ hơi, khó tiêu… Theo các nhà nghiên cứu thì trong vỏ hàu có chứa các chất giúp làm giảm nồng độ axit dạ dày hiệu quả. Từ đó, kéo theo ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP bởi vì loại vi khuẩn này chỉ có thể sống trong môi trường có axit dạ dày cao.
- Nhóm 3 bao gồm vỏ vối rừng, thương truật, quả chấp non. Đây là những loại thảo dược có nhiệm vụ loại bỏ bĩ tích, phá khí, hành khí, điều hòa trường vị, kích thích khả năng hoạt động của nhu động ruột, thức ăn được hấp thụ tốt hơn, đi đại tiện dễ dàng hơn, không gây ra táo bón.
- Nhóm 4: Bồ công anh, lá khôi, dạ cẩm, khổ sâm. Đây đều là những vị thuốc có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn, thanh nhiệt, táo thấp. Các chuyên gia nói rằng khi kết hợp các vị thuốc này lại với nhau sẽ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP một cách tự nhiên.